Tập đoàn Vạn Thịnh Phát(万盛发集团), Trương Mỹ Lan(张美兰), Ngân hàng SCB(西贡商业银行), cơ cấu lại SCB(重组SCB), tử hình trương mỹ lan, Trương Mỹ Lan bị tuyên án tử hình 2024.4, 副贴 ✓Press ✓Vietnam,Việt Nam,越南
2024.4.26, Bà Trương Mỹ Lan, cựu Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, đã quyết định kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm mà Tòa án Nhân dân TP.HCM tuyên trước đó. (4月26日,张美兰女士(68岁,万盛发集团董事局主席)在看守所对胡志明市人民法院此前宣布的全部一审判决提出上诉。张美兰女士在一份长达近3页的手写上诉书中,对4月11日公布的法院判决书的多项内容提出上诉。除了张美兰提出上诉外,目前还有其他50名被告也向胡志明市人民法院提出上诉。法院正在继续受理和收集本案被告的上诉。)
2024.4.23, Van Thinh Phat案中的Truong My Lan和其他案件中的多名被告被判处死刑后,许多人关心的是,谁将负责支付被告的民事赔偿责任?
2024.4.20, 据财政部称,万盛发集团相关24家企业已发行企业债券,筹集资金约138.2万亿越南盾,其中本金偿还金额约85.7万亿越南盾。截至2023年底,Van Thinh Phat相关企业的未偿债券债务约为52.4万亿越南盾。
2024.4.20, “Truong My Lan的海上宝藏”是假新闻,谨防诈骗。别再“跟风出海寻宝”,小心掉进网络陷阱
2024.4.20, 制造“扬帆寻找张美兰673万亿宝藏”风潮的人该如何受到惩罚?制作歪曲陪审团与张美兰女士出海寻宝风潮有关对话的视频的人,将受到行政处分,情节更严重的,可能会被追究刑事责任。
2024.4.20, 张美兰的律师提议处理那个制造“出海寻宝”热潮的人。一审结束后,出现了一段片段,其中包含并歪曲了审判长与张美兰女士的对话。这段视频现在引起了热潮,甚至病毒式传播,在社交网络平台上掀起了一股搜索热潮。据Thanh律师介绍,虽然是剪切粘贴的片段,但制作得非常细致、有条理;制造不良舆论,降低法院威严。不仅如此,该视频还侮辱了兰女士的荣誉、名誉和尊严。该剪辑创作者的行为违反了《网络安全法》第八条第一项第d点以及第十六条第三项、第五项a、b点所规定的网络安全严禁行为。为防止给人民和社会带来负面影响,张美兰的律师要求有关部门对相关行为进行核实、调查、澄清和严厉处理,以起到普遍威慑和预防作用。律师还希望广播和电子信息部要求发布该剪辑的个人和管理组织从他们的帐户、社交网络平台和网站上删除该剪辑。
2024.4.20, 4月20日上午,许多谷歌地图用户突然发现胡志明市的一系列地址已更名为“张美兰宝藏”。
2024.4.19, 副行长表示,当商业银行陷入困境时,政府和中央银行的职能必须有具体和及时的解决方案,以确保银行不会倒闭,从而对金融体系以及商业银行系统的安全造成普遍影响。因此,每个国家都必须有具体的解决方案。对于西贡商业股份银行(SCB)来说,从2022年10月起,当出现流动性失衡时,国家银行有职能,法律也规定了实施稳定银行措施的条款,确保系统安全。因此,SCB 受到特殊控制。国家银行正在研究机制方案,为SCB银行逐步稳定、恢复正常经营创造条件。
2024.4.16, SCB银行案(Van Thinh Phat,万盛发集团)和新黄明(Tan Hoang Minh)案的审理导致投诉和谴责增多。3月份,公民投诉、谴责、请愿和举报有所增加,原因有很多,其中包括与SCB银行和Tan Hoang Minh案件有关的案件。大型团体数量有所减少,但仍有许多团体前往河内和胡志明市的中央机构投诉,导致安全和秩序复杂化。

2024.5.5, ‘Núi’ tài sản liên quan Trương Mỹ Lan bị xử lý như thế nào?
(与张美兰相关的“巨额”资产如何处理?)

‘Núi’ tài sản liên quan Trương Mỹ Lan bị xử lý như thế nào?

Ngoài 1.121 mã tài sản của bị cáo Trương Mỹ Lan được tòa sơ thẩm tuyên giao SCB xử lý thu hồi nợ, thì bị cáo Trương Mỹ Lan còn 1.237 bất động sản bị kê biên để đảm bảo nghĩa vụ bồi hoàn cho toàn bộ vụ án, bao gồm vụ án ở các giai đoạn tiếp theo.

Ngày 11.4, TAND TP.HCM xử sơ thẩm đã tuyên án tử hình đối với bị cáo Trương Mỹ Lan (68 tuổi, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) do gây thiệt hại cho Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) hơn 677.000 tỉ đồng.

Liên quan nghĩa vụ bồi hoàn của bị cáo Lan cho SCB, HĐXX tuyên giao cho SCB tiếp tục quản lý, xử lý đối với 1.121 mã tài sản đang được thế chấp cho SCB.

Ngoài ra, đối với nghĩa vụ bồi hoàn của Trương Mỹ Lan trong toàn bộ vụ án, HĐXX xác định là bao gồm trong vụ án này, và các vụ án của các giai đoạn tiếp theo nhưng ưu tiên thi hành án cho các bị hại liên quan đến hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong việc phát hành trái phiếu.

1.237 bất động sản liên quan đến bị cáo Trương Mỹ Lan
Vậy, đối với 1.237 bất động sản bị Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an kê biên liên quan đến bị cáo Trương Mỹ Lan, HĐXX đã giải quyết như thế nào?

658 bất động sản do các công ty thuộc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát đứng tên sở hữu hoặc giao các cá nhân đứng tên hộ: HĐXX xét bản chất các tài sản này là của bị cáo Trương Mỹ Lan nên cần tiếp tục kê biên, xử lý để thi hành án cho bị cáo Trương Mỹ Lan trong toàn bộ vụ án.

76 bất động sản tại H.Nhơn Trạch, Đồng Nai: các bất động sản này có dấu hiệu liên quan đến sai phạm của một số đối tượng đứng tên hộ cho Trương Mỹ Lan, nên HĐXX tuyên phải tách ra giải quyết trong một vụ án khác, nên cần tiếp tục kê biên, giao cho Bộ Công an để điều tra, làm rõ xử lý sau.

475 bất động sản liên quan đến Công ty CP Quốc Cường Gia Lai: theo tòa, nếu phía công ty hoàn trả lại đủ 2.882,8 tỉ đồng cho bị cáo Trương Mỹ Lan, thì Quốc Cường Gia Lai sẽ nhận lại toàn bộ bất động sản cùng giấy tờ liên quan.

16 bất động sản tại xã Phước Kiển, H.Nhà Bè, TP.HCM (diện tích khoảng 1 ha thuộc dự án khu dân cư Bắc Phước Kiển): bị cáo Trương Mỹ Lan khai chi 500 tỉ đồng để Nguyễn Ngọc Dương (đã chết) mua, nhưng hiện do người khác đứng tên. Theo tòa, hiện không có tài liệu nào xác định 16 bất động sản này của Trương Mỹ Lan nên tiếp tục kê biên giao Bộ Công an làm rõ, để giải quyết trong giai đoạn tiếp theo của vụ án.

2 bất động sản tại tỉnh Long An do Công ty Phú An đứng tên: tiếp tục kê biên để đảm bảo nghĩa vụ của Công ty Phú An và bà Phan Thị Phương Thảo nộp lại 145,26 tỉ đồng và 1.000 lượng vàng SJC cho bị cáo Trương Mỹ Lan.

Biệt thự cổ tại 110 – 112 Võ Văn Tần (P.Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM): đây là tài sản của bị cáo Trương Mỹ Lan, tiếp tục kê biên đảm bảo nghĩa vụ thi hành án của bị cáo trong toàn bộ vụ án.

Căn hộ tại 78 Nguyễn Huệ, P.Bến Nghé (Q.1, TP.HCM): tiếp tục kê biên xử lý tài sản này để thi hành nghĩa vụ cho bị cáo Trương Mỹ Lan trong toàn bộ vụ án.

Nhà đất 75B Trần Kế Xương, P.7, Q.Phú Nhuận, TP.HCM: tài sản này do Mai Ngọc Ngà đứng tên, thế chấp cho bà Vũ Thị Hồng Hạnh (vợ ông Trương Lập Hưng là cháu Trương Mỹ Lan) vay 19,3 tỉ đồng. Vì vậy, tài sản này tiếp tục bị kê biên để đảm bảo nghĩa vụ của bà Ngà nộp lại 19,3 tỉ đồng cho bị cáo Trương Mỹ Lan.

Tòa nhà 19 – 21 – 23 – 25 Nguyễn Huệ (P.Bến Nghé, Q.1, TP.HCM): đây là tài sản của bị cáo Trương Mỹ Lan, tiếp tục kê biên để đảm bảo nghĩa vụ bồi hoàn của bị cáo Lan trong toàn bộ vụ án.

Bất động sản tại P.Tân Phú, Q.7 (TP.HCM): thuộc sở hữu của Công ty TNHH MTV phát triển và kinh doanh nhà. Nhưng vẫn tiếp tục kê biên để đảm bảo nghĩa vụ của công ty phải hoàn trả 400 tỉ đồng cho bị cáo Trương Mỹ Lan.

Nhà đất 145 – 147 Nguyễn Tất Thành, P.13, Q.4 (TP.HCM): tiếp tục bị kê biên theo nguyên tắc nếu UBND TP.HCM giao đất cho Công ty CP Logistics Vinalink, công ty này phải hoàn trả lại 68,8 tỉ đồng và tiền này dùng thực hiện nghĩa vụ bồi thường cho bị cáo Trương Mỹ Lan trong toàn bộ vụ án.

3 bất động sản của Công ty CP T&H Hạ Long, 8 bất động sản của Công ty Âu Lạc Quảng Ninh: tiếp tục kê biên để đảm bảo nghĩa vụ hoàn trả hơn 6.095 tỉ đồng cho bị cáo Trương Mỹ Lan.

Bất động sản tại xã Phước Vĩnh Đông, H.Cần Giuộc, tỉnh Long An: sau khi Công ty Sơn Long Thọ nộp đủ 1.275 tỉ đồng để bảo đảm nghĩa vụ bồi hoàn của bị cáo Trương Mỹ Lan, thì tài sản sẽ được giải tỏa giao lại cho công ty.

Các nội dung đã tuyên như trên hiện chưa có hiệu lực thi hành, do có kháng cáo của những người liên quan.

Ngày 11.4, TAND TP.HCM xử sơ thẩm tuyên phạt bị cáo Trương Mỹ Lan án tử hình vì gây thiệt cho Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) hơn 677.000 tỉ đồng, và buộc bị cáo này bồi thường toàn bộ cho SCB.

85 bị cáo đồng phạm còn lại, HĐXX tuyên từ 3 năm tù treo đến tù chung thân.

Sau khi án tuyên, đến ngày 4.5, bị cáo Trương Mỹ Lan kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm, 21 bị cáo đồng phạm kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt.

Riêng bị cáo Nguyễn Cao Trí (54 tuổi, Chủ tịch HĐQT Công ty Văn Lang và Công ty Capella) có kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt. Tòa sơ thẩm tuyên phạt bị cáo này 8 năm tù về hành vi chiếm đoạt 1.000 tỉ đồng của bà Trương Mỹ Lan.

Xử lý khối tài sản liên quan Trương Mỹ Lan ra sao?

HĐXX tuyên giao SCB tiếp tục quản lý, xử lý đối với 1.121 mã tài sản đang được bị cáo Trương Mỹ Lan thế chấp cho ngân hàng này.

Ngày 11.4.2024, TAND TP.HCM tuyên án sơ thẩm, tuyên phạt tử hình đối với bị cáo Trương Mỹ Lan (68 tuổi, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) do gây thiệt hại cho Ngân hàng TMCP Sài Gòn hơn 677.000 tỉ đồng. Để đảm bảo nghĩa vụ bồi hoàn của bị cáo Trương Mỹ Lan đối với Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB), HĐXX tuyên giao SCB tiếp tục quản lý, xử lý đối với 1.121 mã tài sản đang được thế chấp cho ngân hàng này. Đối với nghĩa vụ bồi hoàn của bị cáo Lan trong toàn bộ vụ án, bao gồm trong vụ án này và những vụ án của các giai đoạn tiếp theo cũng được HĐXX xác định ở hàng ngàn bất động sản, tài sản khác liên quan.

Hàng ngàn bất động sản liên quan Trương Mỹ Lan
Ngoài 1.121 mã tài sản đang thế chấp cho SCB, trong quá trình điều tra, Bộ Công an kê biên thêm 1.237 bất động sản liên quan đến bị cáo Trương Mỹ Lan. Vậy, khối tài sản bị kê biên này được HĐXX sơ thẩm giải quyết như thế nào?

Đối với 658 bất động sản do các công ty thuộc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát đứng tên sở hữu hoặc giao các cá nhân đứng tên hộ, HĐXX xét bản chất các tài sản này là của bị cáo Trương Mỹ Lan nên cần tiếp tục kê biên, xử lý để thi hành án nghĩa vụ của bị cáo trong toàn bộ vụ án.

Đối với biệt thự cổ tại 110 – 112 Võ Văn Tần (P.Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM), tòa nhà 19 – 21 – 23 – 25 Nguyễn Huệ (P.Bến Nghé, Q.1, TP.HCM), căn hộ tại 78 Nguyễn Huệ (P.Bến Nghé), HĐXX xác định đây là tài sản của bị cáo Lan, tiếp tục kê biên xử lý để thi hành nghĩa vụ cho bị cáo Trương Mỹ Lan trong toàn bộ vụ án.

Về 475 bất động sản liên quan Công ty CP Quốc Cường Gia Lai, theo HĐXX, nếu phía công ty này hoàn trả 2.882,8 tỉ đồng cho bị cáo Trương Mỹ Lan, thì Quốc Cường Gia Lai sẽ nhận lại toàn bộ bất động sản cùng giấy tờ liên quan.

Về 76 bất động sản tại H.Nhơn Trạch (Đồng Nai), theo HĐXX, các bất động sản này có dấu hiệu liên quan sai phạm của một số đối tượng đứng tên hộ cho Trương Mỹ Lan, nên HĐXX tuyên phải tách ra giải quyết trong một vụ án khác, và cần tiếp tục kê biên, giao cho Cơ quan CSĐT (Bộ Công an) điều tra, làm rõ, xử lý sau.

Với 16 bất động sản tại xã Phước Kiển, H.Nhà Bè, TP.HCM (diện tích khoảng 1 ha thuộc dự án khu dân cư bắc Phước Kiển), HĐXX nhận định bị cáo Trương Mỹ Lan khai chi 500 tỉ đồng để ông Nguyễn Ngọc Dương (đã chết) mua, nhưng hiện do người khác đứng tên. Tuy nhiên, hiện không có tài liệu nào xác định 16 bất động sản này của bị cáo Lan nên tiếp tục kê biên giao Bộ Công an làm rõ, để giải quyết trong giai đoạn tiếp theo của vụ án.

Về nhà đất 75B Trần Kế Xương (P.7, Q.Phú Nhuận, TP.HCM), HĐXX đánh giá, tài sản này do Mai Ngọc Ngà đứng tên, thế chấp cho bà Vũ Thị Hồng Hạnh (vợ ông Trương Lập Hưng là cháu Trương Mỹ Lan) vay 19,3 tỉ đồng. Vì vậy, tài sản này tiếp tục bị kê biên để đảm bảo nghĩa vụ của bà Ngà nộp lại 19,3 tỉ đồng cho bị cáo Trương Mỹ Lan.

Về 2 bất động sản tại tỉnh Long An do Công ty Phú An đứng tên, HĐXX tuyên tiếp tục kê biên đảm bảo nghĩa vụ của Công ty Phú An và bà Phan Thị Phương Thảo nộp lại hơn 145 tỉ đồng và 1.000 lượng vàng SJC cho bị cáo Trương Mỹ Lan.

Bất động sản tại P.Tân Phú (Q.7, TP.HCM) tuy thuộc sở hữu của Công ty TNHH MTV phát triển và kinh doanh nhà, nhưng HĐXX tuyên vẫn tiếp tục kê biên để đảm bảo nghĩa vụ của công ty phải hoàn trả 400 tỉ đồng cho bị cáo Trương Mỹ Lan.

Đối với nhà đất 145 – 147 Nguyễn Tất Thành (P.13, Q.4, TP.HCM), HĐXX tuyên vẫn bị kê biên theo nguyên tắc nếu UBND TP.HCM giao đất cho Công ty CP Logistics Vinalink, công ty này phải hoàn trả 68,8 tỉ đồng và tiền này dùng thực hiện nghĩa vụ bồi thường cho bị cáo Trương Mỹ Lan trong toàn bộ vụ án.

Đối với 3 bất động sản của Công ty CP T&H Hạ Long, 8 bất động sản của Công ty Âu Lạc Quảng Ninh sẽ tiếp tục kê biên để đảm bảo nghĩa vụ hoàn trả hơn 6.095 tỉ đồng cho bị cáo Trương Mỹ Lan. Bất động sản tại xã Phước Vĩnh Đông (H.Cần Giuộc, Long An) cũng bị HĐXX tuyên kê biên, và sẽ được gỡ phong tỏa sau khi Công ty Sơn Long Thọ nộp đủ 1.275 tỉ đồng để đảm bảo nghĩa vụ bồi hoàn của bị cáo Trương Mỹ Lan…

Ngày 11.4, TAND TP.HCM xử sơ thẩm tuyên phạt bị cáo Trương Mỹ Lan án tử hình vì gây thiệt hại cho Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) hơn 677.000 tỉ đồng, và buộc bị cáo này bồi thường toàn bộ cho SCB. 85 bị cáo đồng phạm còn lại, HĐXX tuyên từ 3 năm tù treo đến tù chung thân.
Ngày 4.5, bị cáo Trương Mỹ Lan kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm, 21 bị cáo đồng phạm kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt.
Riêng bị cáo Nguyễn Cao Trí (54 tuổi, Chủ tịch HĐQT Công ty Văn Lang và Công ty Capella) có kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt. Tòa sơ thẩm tuyên phạt bị cáo này 8 năm tù về hành vi chiếm đoạt 1.000 tỉ đồng của Trương Mỹ Lan.

Xử lý cổ phần, tài sản khác
Liên quan đến 1 du thuyền, 2 tàu, 19 ô tô bị kê biên, HĐXX tuyên các tài sản này là của bị cáo Lan, vì vậy tiếp tục kê biên, xử lý để đảm bảo nghĩa vụ bồi hoàn của bị cáo Lan trong toàn bộ vụ án.

Đối với hơn 116 triệu cổ phần tại Công ty CP địa ốc Đông Á (chiếm 96,84%), theo HĐXX, bị cáo Trương Mỹ Lan và Tập đoàn Vạn Thịnh Phát đã chi hơn 1.646 tỉ đồng để nắm giữ số lượng cổ phần trên, nên xác định đây là tài sản của bị cáo Lan. Từ đó, HĐXX tuyên cần tiếp tục kê biên để đảm bảo nghĩa vụ bồi hoàn của bị cáo trong toàn bộ vụ án.

69,795% cổ phần tại SATSCO miền Nam, 49% cổ phần SATSCO miền Bắc, và 49% cổ phần tại SATSCO Phú Quốc, theo HĐXX, bị cáo Lan và Tập đoàn Vạn Thịnh Phát chi hơn 79,7 tỉ đồng để nắm giữ số lượng cổ phần trên, vì vậy tiếp tục kê biên để đảm bảo nghĩa vụ bồi hoàn của bị cáo Lan trong toàn bộ vụ án.

Ngoài ra, trong quá trình giải quyết vụ án, HĐXX nhận được đơn của bị cáo Trương Mỹ Lan và một số cá nhân tổ chức có giao dịch với bị cáo Lan để chuyển nhượng bất động sản, dự án. Song do bị cáo Lan bị bắt nên giao dịch phải ngưng lại, các bất động sản bị kê biên, ngăn chặn, phong tỏa; từ đó, theo yêu cầu của bị cáo Lan và một số người liên quan, HĐXX sơ thẩm cũng đã giải quyết trong vụ án này.

Cụ thể, 6 bất động sản tại 213 Điện Biên Phủ (Q.3, TP.HCM) được bị cáo Trương Mỹ Lan mua của ông Hoàng Như Luận với giá 480 tỉ đồng, đã thanh toán 180 tỉ đồng. Theo HĐXX, để đảm bảo thu hồi tài sản khắc phục hậu quả cho vụ án, HĐXX buộc ông Luận nộp lại 180 tỉ đồng, song song đó, khi nộp xong tiền thì ông Luận sẽ được nhận lại tài sản bị kê biên.

Khu đất 235B Nguyễn Văn Cừ (Q.1, TP.HCM) được xác định là của Công ty CP địa ốc Hoàn Hảo. Bị cáo Trương Mỹ Lan thông qua 3 cá nhân dùng hơn 1.453 tỉ đồng để mua 99,6% cổ phần của công ty này. HĐXX ghi nhận sự tự nguyện của các bên, rằng khi Công ty CP địa ốc Hoàn Hảo nộp lại hơn 1.453 tỉ đồng đảm bảo nghĩa vụ bồi hoàn của bị cáo Lan, thì 3 cá nhân phía bà Lan phải giao lại toàn bộ cổ phần cho công ty.

Ba giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại TP.Đà Lạt (Lâm Đồng), HĐXX cũng ghi nhận sự tự nguyện thỏa thuận của các bên, buộc Công ty Gia Tuệ (Lâm Đồng) hoàn trả 672 tỉ đồng cho bị cáo Lan. Tiếp tục kê biên 6 bất động sản để đảm bảo nghĩa vụ của Công ty Gia Tuệ; trả lại 3 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại tỉnh Lâm Đồng và chấm dứt ngăn chặn để công ty tiếp tục thực hiện dự án liên quan.

Tài sản liên quan Công ty Thành Hiếu đang được thế chấp tại SCB, theo HĐXX, mặc dù các tài sản này đang bị thế chấp nhưng việc thế chấp là do bị cáo Lan tự ý thực hiện khi các bên đang thực hiện chuyển nhượng dự án. “Bị cáo Lan mới thanh toán 1.200 tỉ đồng/3.450 tỉ đồng nhưng vẫn lấy tài sản đi thế chấp, vì vậy Công ty Thành Hiếu hoàn trả 1.200 tỉ đồng đã nhận từ bị cáo Lan, sau đó sẽ được nhận lại các tài sản. Về khoản vay tại SCB đang thế chấp bằng dự án Golden và cổ phần của Công ty Thành Hiếu, tòa buộc bị cáo Lan phải chịu trách nhiệm trả cho SCB”, bản án nêu.

Bên cạnh đó, HĐXX tuyên giải tỏa ngăn chặn, trả lại một số tài sản liên quan của bị cáo Trương Mỹ Lan đang thế chấp đảm bảo cho các khoản vay tại tổ chức tín dụng khác. Phần tiền còn lại sau khi xử lý nợ tại các ngân hàng, nếu còn và được xác định là của bị cáo Lan, yêu cầu chuyển về Cục Thi hành án dân sự TP.HCM để đảm bảo nghĩa vụ của Trương Mỹ Lan trong toàn bộ vụ án, gồm: bất động sản tại 53 Phạm Ngọc Thạch (P.Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM), bất động sản tại 64 – 68 Trần Quốc Thảo (P.7, Q.3, TP.HCM), 26 căn hộ/shophouse thuộc dự án Eco Green Sài Gòn (Q.7), thửa đất tại P.Tân Phú (Q.7).

Các nội dung đã tuyên như trên hiện chưa có hiệu lực thi hành, do có kháng cáo của những người liên quan.

Dùng 147 triệu USD của SCB mua cổ phần ở nước ngoài ?
Theo bản án sơ thẩm, khu đô thị và khu tái định cư Sing – Việt (H.Bình Chánh, TP.HCM) do Công ty TNHH đô thị Sing Việt làm chủ đầu tư. Trong đó, Công ty Amaland PTE.LTD tại Singapore sở hữu 100% cổ phần tại Công ty TNHH đô thị Sing Việt. Hiện cả hai dự án này chưa được triển khai xây dựng do chưa được cấp phép.

Ngày 5.4.2020, Công ty Amaland PTE.LTD chuyển nhượng toàn bộ vốn góp tại Công ty TNHH đô thị Sing Việt cho Công ty CP đầu tư Singapore – Việt Nam (gọi tắt SVIC). Giá trị hợp đồng 170 triệu USD, đã thanh toán trước 16,5 triệu USD; 100 triệu USD được chuyển 2 lần vào tài khoản tạm khóa và đề nghị Công ty Amaland PTE.LTD chuyển giao cổ phần. Hợp đồng không hủy ngang.

Tuy nhiên, bị cáo Trương Mỹ Lan dùng 147 triệu USD thông qua Công ty Vivaland mua cổ phần của các cổ đông sở hữu Công ty Amaland PTE.LTD, và Công ty Amaland PTE.LTD đã ủy quyền cho 3 cá nhân do bị cáo Lan chỉ định nắm giữ vốn góp tại Công ty TNHH đô thị Sing Việt.

Hiện Công ty SIVC đang khởi kiện Công ty Amaland PTE.LTD tại TAND TP.HCM. Theo HĐXX, bị cáo Lan dùng rất nhiều tiền của SCB để mua bất động sản, nhưng việc bị cáo Lan có dùng tiền của SCB thông qua Công ty Vivaland để mua cổ phần tại Công ty Amaland PTE.LTD hay không thì chưa được làm rõ. Do đó, HĐXX đề nghị Cơ quan CSĐT (Bộ Công an) tiếp tục điều tra để có căn cứ thu hồi số tiền này từ Công ty Amaland PTE.LTD, đảm bảo nghĩa vụ khắc phục của Trương Mỹ Lan cho vụ án.

Giai đoạn 2 vụ án Trương Mỹ Lan – Vạn Thịnh Phát
Bộ Công an đang tiếp tục điều tra giai đoạn 2 của vụ án Vạn Thịnh Phát, trong đó tập trung điều tra 2 tội danh chính là lừa đảo chiếm đoạt tài sản liên quan đến phát hành trái phiếu và hành vi rửa tiền của bị can Trương Mỹ Lan và đồng phạm.

Về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua hành vi phát hành trái phiếu, Bộ Công an xác định các bị can đã thông qua 40 doanh nghiệp được thành lập rồi phát hành 25 gói trái phiếu, lừa đảo hơn 30.000 tỉ đồng của 42.000 nhà đầu tư.

Bộ Công an tiếp tục đề nghị những nhà đầu tư mua trái phiếu của Trương Mỹ Lan và đồng phạm cần đến công an địa phương nơi bị hại đăng ký địa chỉ trên các trái phiếu để trình báo.

2024.5.4, Quốc Cường Gia Lai cho rằng, công ty phải trả hơn 1.441 tỷ đồng cho bị cáo Trương Mỹ Lan, số tiền còn lại xin được cấn trừ vào những khoản tiền trước đó đã đưa cho công ty của bị cáo Trương Mỹ Lan.
Theo bản án sơ thẩm, để đảm bảo thi hành án cho bị cáo Trương Mỹ Lan trong toàn bộ vụ án, HĐXX buộc Công ty CP Quốc Cường Gia Lai hoàn trả lại toàn bộ số tiền đã nhận từ bị cáo Trương Mỹ Lan là hơn 2.800 tỷ đồng…
国强嘉莱股份公司对胡志明市人民法院要求返还被告张美兰超过2.8万亿越南盾的决定提出上诉。根据一审判决,为保证被告张美兰整个案件的刑罚执行,陪审团强制国强嘉莱股份公司退还其从被告张美兰收到的全部款项

Quốc Cường Gia Lai kháng cáo về hơn 2.882 tỉ đồng trả cho Trương Mỹ Lan

Công ty cổ phần Quốc Cường Gia Lai nhận hơn 2.882 tỉ đồng từ bị cáo Trương Mỹ Lan theo hợp đồng hứa mua, hứa bán dự án khu dân cư Bắc Phước Kiển, xã Phước Kiển (H.Nhà Bè, TP.HCM).

Trong vụ án Trương Mỹ Lan và đồng phạm gây thiệt hại cho Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) hơn 677.000 tỉ đồng, TAND TP.HCM khi xét xử sơ thẩm đã tuyên Công ty cổ phần Quốc Cường Gia Lai hoàn trả hơn 2.882 tỉ đồng đã nhận từ bị cáo Trương Mỹ Lan để đảm bảo thi hành nghĩa vụ cho bị cáo Lan.

Đồng thời, tòa tuyên tiếp tục kê biên 475 bất động sản liên quan đến Công ty Quốc Cường Gia Lai để đảm bảo nghĩa vụ của công ty.

Sau đó, Công ty Quốc Cường Gia Lai kháng cáo, cho rằng chỉ phải trả 1.441,4 tỉ đồng cho bị cáo Trương Mỹ Lan, số tiền còn lại xin được cấn trừ vào những khoản tiền trước đó đã đưa cho công ty của bị cáo Trương Mỹ Lan.

Theo bản án sơ thẩm, bị cáo Trương Mỹ Lan sử dụng Công ty cổ phần đầu tư Sunny Island (gọi tắt Công ty Sunny Island) ký hợp đồng hứa mua, hứa bán dự án khu dân cư Bắc Phước Kiển với Công ty Quốc Cường Gia Lai, giá 14.800 tỉ đồng.

Sau đó, Công ty Sunny Island của bị cáo Trương Mỹ Lan đã thanh toán cho Công ty Quốc Cường Gia Lai hơn 2.882 tỉ đồng để phía Quốc Cường Gia Lai tiếp tục bồi thường giải phóng mặt bằng… Ngoài ra, bà Nguyễn Thị Như Loan (Tổng giám đốc Công ty Quốc Cường Gia Lai) còn giao cho Trương Mỹ Lan 6 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại xã Phong Phú, H.Bình Chánh (TP.HCM) với mục đích vay thêm tiền.

Do Công ty Sunny Island không thanh toán tiền đúng thời hạn ghi trong hợp đồng nên Công ty Quốc Cường Gia Lai khởi kiện ra Trọng tài thương mại.

Tháng 5.2023, Hội đồng trọng tài thuộc Trung tâm trọng tài Quốc tế Việt Nam phán quyết, tuyên bố Công ty Quốc Cường Gia Lai chấm dứt hợp đồng hứa mua, hứa bán là đúng; không tuyên Công ty Quốc Cường Gia Lai phải thanh toán tiền cho Công ty Sunny Island. Phán quyết này sau đó bị TAND TP.HCM có quyết định hủy vào tháng 12.2023.

Theo TAND TP.HCM, để đảm bảo thu hồi tài sản cho nhà nước, buộc Công ty Quốc Cường Gia Lai trả lại hơn 2.882 tỉ đồng đã nhận từ bị cáo Trương Mỹ Lan, nhằm đảm bảo nghĩa vụ thi hành án của Trương Mỹ Lan trong toàn bộ vụ án.

Đồng thời tiếp tục kê biên 475 bất động sản liên quan đến Công ty Quốc Cường Gia Lai, gồm: 301 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, 21 hợp đồng công chứng, 147 thỏa thuận bồi thường các thửa đất tại xã Phước Kiển (H.Nhà Bè), thuộc dự án khu dân cư Bắc Phước Kiển; 6 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại xã Phong Phú, H.Bình Chánh.

HĐXX sơ thẩm cũng tuyên, nếu Công ty Quốc Cường Gia Lai hoàn đủ hơn 2.882 tỉ đồng sẽ được nhận lại toàn bộ các bất động sản cùng giấy tờ liên quan.

Quốc Cường Gia Lai kháng cáo phán quyết trả hơn 2.800 tỷ đồng cho Trương Mỹ Lan

Công ty CP Quốc Cường Gia Lai đã kháng cáo phán quyết của TAND TP.HCM buộc hoàn trả lại hơn 2.800 tỷ đồng đã nhận từ bị cáo Trương Mỹ Lan.

Quốc Cường Gia Lai cho rằng, công ty phải trả hơn 1.441 tỷ đồng cho bị cáo Trương Mỹ Lan, số tiền còn lại xin được cấn trừ vào những khoản tiền trước đó đã đưa cho công ty của bị cáo Trương Mỹ Lan.

Theo bản án sơ thẩm, để đảm bảo thi hành án cho bị cáo Trương Mỹ Lan trong toàn bộ vụ án, HĐXX buộc Công ty CP Quốc Cường Gia Lai hoàn trả lại toàn bộ số tiền đã nhận từ bị cáo Trương Mỹ Lan là hơn 2.800 tỷ đồng…

Đồng thời, tiếp tục kê biên 16 bất động sản với tổng diện tích khoảng 1 ha tại xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè, giao Bộ Công an tiếp tục điều tra để giải quyết trong giai đoạn 2 của vụ án.

Số tiền hơn 2.880 tỷ đồng và 16 bất động sản bị kê biên trong vụ án này liên quan trực tiếp đến dự án Khu dân cư Bắc Phước Kiển (xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè, TP.HCM). Dự án này có quy mô gần 92 ha, do Quốc Cường Gia Lai làm chủ đầu tư.

Theo tìm hiểu, tháng 3/2017, dù chưa hoàn tất giải phóng mặt bằng nhưng Quốc Cường Gia Lai đã ký “hợp đồng hứa mua hứa bán” dự án với Công ty CP Đầu tư Sunny Island – doanh nghiệp thuộc hệ sinh thái Vạn Thịnh Phát. Giá trị chuyển nhượng dự án là 4.800 tỷ đồng.

Theo thoả thuận, chậm nhất ngày 10/9/2017, Sunny Island phải thanh toán toàn bộ số tiền này cho Quốc Cường Gia Lai. Đổi lại, Sunny Island giữ các giấy tờ đất đai tổng diện tích 65 ha của dự án mà chủ đầu tư đã đền bù xong.

Khi đến hạn, Sunny Island đã trả cho Quốc Cường Gia Lai 2.882 tỷ đồng.

Cho rằng Sunny Island vi phạm nghĩa vụ thanh toán, tháng 3/2018, Quốc Cường Gia Lai thông báo chấm dứt hợp đồng, đề nghị giao trả hồ sơ đất đai nhưng không được phía Sunny Island đáp ứng. Tháng 12/2020, Quốc Cường Gia Lai đã khởi kiện Sunny Island ra Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC).

Khi Quốc Cường Gia Lai đang chờ VIAC phân xử, Sunny Island gửi đơn tố cáo đến Công an TP.HCM về việc Quốc Cường Gia Lai bán dự án khi chưa hoàn tất đền bù.

Tuy nhiên, trong quá trình giải quyết yêu cầu của Sunny Island, TAND TP.HCM được Bộ Công an cho biết, toàn bộ hồ sơ đền bù 65 ha của dự án Khu dân cư Bắc Phước Kiển là tài liệu chứng cứ của vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát.

Việc phải hoàn trả hơn 2.800 tỷ đồng sẽ tương đương khoảng 28% tổng tài sản của Quốc Cường Gia Lai.

Liên quan đến vụ án, 22 bị cáo cũng kháng cáo gồm: Trương Mỹ Lan, Trương Khánh Hoàng, Bùi Anh Dũng, Võ Tấn Hoàng Văn, Đỗ Thị Nhàn, Nguyễn Thị Phi Loan, Chu Lập Cơ (chồng bị cáo Lan), Trần Thị Mỹ Dung, Lê Khánh Hiền, Lê Thanh Hà, Nguyễn Thị Phụng, Trương Huệ Vân (cháu ruột bị cáo Lan), Nguyễn Duy Phương, Phan Tấn Trung, Nguyễn Ngọc Tú, Mai Hồng Chín, Phạm Văn Phi, Nguyễn Cửu Tính, Nguyễn Tuấn Anh, Dương Tấn Trước, Đào Chí Kiên, Nguyễn Thanh Tùng.

Trong các bị cáo kháng cáo, đa số đều xin giảm nhẹ hình phạt, trừ bị cáo Trương Mỹ Lan kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm; bị cáo Nguyễn Thanh Tùng (nguyên Chủ tịch HĐQT Công ty CP Dầu khí Đông Phương) kháng cáo xin không chịu phần bồi thường liên quan đến Công ty CP Dầu khí Đông Phương.

Bị tuyên phạt 8 năm tù về tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản trước đó, bị cáo Nguyễn Cao Trí (54 tuổi, Cựu Chủ tịch HĐQT Công ty Văn Lang và Công ty Capella) cũng có đơn xin giảm nhẹ hình phạt.

Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) cũng có đơn kháng cáo. Công ty cổ phần T&H Hạ Long và Công ty TNHH Âu Lạc Quảng Ninh kháng cáo về phần tiền phải trả cho Trương Mỹ Lan.

2024.5.4, Vụ Vạn Thịnh Phát: 22 bị cáo và nhiều cá nhân, tổ chức có kháng cáo
关于万盛发集团、西贡商业股份银行(SCB)及相关单位发生的重大案件,截至目前,已有22/86被告提出上诉。除了提出上诉的22名被告外,一审法院还收到了许多个人和组织提出的民事上诉,这些上诉涉及必须退还张美兰的金额。
上诉的22名被告包括:Truong My Lan、Truong Khanh Hoang、Bui Anh Dung、Vo Tan Hoang Van、Do Thi Nhan、Nguyen Thi Phi Loan、Chu Lap Co(被告张美兰的丈夫)、Tran Thi My Dung、Le Khanh Hien 、 Le Thanh Ha、Nguyen Thi Phung、Truong Hue Van(被告张美兰的侄女)、Nguyen Duy Phuong、Phan Tan Trung、Nguyen Ngoc Tu、Mai Hong Chin、Pham Van Phi、Nguyen Cuu Tinh、Nguyen Tuan Anh、Duong Tan Truoc ,Dao Chi Kien,Nguyen Thanh Tung。

Vụ Vạn Thịnh Phát: 22 bị cáo và nhiều cá nhân, tổ chức có kháng cáo

Ngoài 22 bị cáo có kháng cáo, tòa sơ thẩm còn nhận được kháng cáo về phần dân sự của nhiều cá nhân, tổ chức liên quan đến số tiền phải hoàn trả cho Trương Mỹ Lan.

22/86 bị cáo có kháng cáo

Liên quan đến đại án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) và các đơn vị liên quan, đến nay đã có 22/86 bị cáo có kháng cáo. Ngoài ra, nhiều cá nhân, tổ chức liên quan cũng có kháng cáo về phần dân sự.

Cụ thể, bị cáo Trương Mỹ Lan, Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát sau khi bị tuyên tổng mức án tử hình và phải bồi thường hơn 677.000 tỷ đồng cho SCB, đã kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm.

Nhóm 21 bị cáo còn lại có kháng cáo, gồm: Bùi Anh Dũng, Trương Khánh Hàng, Võ Tấn Hoàng Văn, Trần Thị Mỹ Dung, Lê Khánh Hiền, Lê Thanh Hà, Nguyễn Thị Phụng, Trương Huệ Vân (cháu ruột bị cáo Lan), Chu Lập Cơ (chồng bị cáo Lan), Nguyễn Thị Phi Loan, Nguyễn Duy Phương, Phan Tấn Trung, Nguyễn Ngọc Tú, Mai Hồng Chín, Phạm Văn Phi, Nguyễn Cửu Tính, Nguyễn Tuấn Anh, Dương Tấn Trước, Đào Chí Kiên, Nguyễn Thanh Tùng và Đỗ Thị Nhàn và Nguyễn Cao Trí.

Trong nhóm này, ngoài bị cáo Nguyễn Thanh Tùng kháng cáo xin không chịu phần bồi thường liên quan đến Công ty dầu khí Đồng Phương; các bị cáo còn lại đều kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt.

Nhiều cá nhân, tổ chức liên quan có kháng cáo về phần dân sự, gồm: SCB kháng cáo một phần bản án sơ thẩm về mặt dân sự; Công ty cổ phần Quốc Cường Gia Lai, Công ty cổ phần T&H Hạ Long và Công ty TNHH Âu Lạc Quảng Ninh kháng cáo về phần tiền phải trả cho Trương Mỹ Lan.

Kê biên nhiều tài sản

Trước đó, sau hơn 1 tháng xét xử và nghị án, vào ngày 11/4, TAND Thành phố Hồ Chí Minh đã tuyên án đối với 86 bị cáo trong vụ án nói trên. Theo đó, tòa sơ thẩm tuyên tổng mức án tử hình đối với Trương Mỹ Lan về các tội Tham ô tài sản, Đưa hối lộ, Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng.

Tuyên phạt Bùi Anh Dũng (Nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng SCB) chung thân về tội Tham ô tài sản, 19 năm tù về tội Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng, tổng hợp là chung thân.

Tạ Chiêu Trung (Tổng Giám đốc Công ty CP Tài chính Việt Vĩnh Phú, nguyên Thành viên HĐQT Ngân hàng SCB) 14 năm tù về tội Tham ô tài sản, 6 năm tù về tội Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, tổng hợp là 20 năm tù.

Võ Tấn Hoàng Văn (Nguyên Tổng Giám đốc Ngân hàng SCB) chung thân về tội Tham ô tài sản, 19 năm tù về tội Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, tổng hợp là chung thân.

Với nhóm bị cáo bị truy tố tội Tham ô tài sản, tòa tuyên phạt Trương Khánh Hoàng (nguyên Quyền Tổng giám đốc Ngân hàng SCB) 18 năm tù; Trần Thị Mỹ Dung (Nguyên Phó Tổng giám đốc Ngân hàng SCB) 16 năm tù; Hồ Bửu Phương (Nguyên Chủ tịch HĐQT Công ty CP Chứng khoán Tân Việt (TVSI), nguyên Phó Tổng Giám đốc phụ trách tài chính Tập đoàn VTP) 20 năm tù; Nguyễn Phương Anh (Phó Tổng giám đốc Công ty Sài Gòn Peninsula) 17 năm tù; Đặng Phương Hoài Tâm (Phó Trưởng phòng Văn phòng Hội đồng quản trị Công ty Cổ Mphần Tập đoàn VTP) 15 năm tù; Trương Huệ Vân (TGĐ Công ty Tập đoàn quản lý Bất động sản Windsor) 17 năm tù và Dương Tấn Trước (Tổng Giám đốc Công ty TNHH Thương mại và Sản xuất Tường Việt) 11 năm tù.

Với nhóm bị cáo thuộc thanh gia Ngân hàng Nhà nước, HĐXX tuyên phạt bị cáo Đỗ Thị Nhàn tù chung thân về tội Tham ô tài sản.

Bị cáo Nguyễn Văn Hưng (cựu Phó Chánh thanh tra NHNN) 11 năm tù về tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.

Cùng bị truy tố, xét xử cùng tội danh với Nguyễn Văn Hưng, nhóm 16 bị cáo còn lại thuộc đoàn thanh tra tại SCB bị tuyên phạt các mức án từ 3 năm tù treo – 11 năm tù giam.

Về tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, tòa tuyên phạt bị cáo Nguyễn Văn Du (Nguyên Quyền Chánh Thanh tra Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước) 3 năm tù nhưng cho hưởng án treo; Trả tự do tại phiên tòa.

Đối với bị cáo Nguyễn Cao Trí, bị cáo được áp dụng nhiều tình tiết giảm nhẹ hình phạt và bị tuyên 8 năm tù về tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

Đối với 5 bị cáo bị xét xử vắng mặt HĐXX tuyên phạt Đinh Văn Thành (cựu Chủ tịch HĐQT SCB – hiện đang bỏ trốn) 19 năm tù về tội Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng; tù chung thân về tội Tham ô tài sản. Tổng hợp hình phạt cho cả 2 tội là chung thân.

4 bị cáo khác gồm Chiêm Minh Dũng (Nguyên Phó Tổng giám đốc Ngân hàng SCB) bị tuyên phạt 17 năm tù; Trầm Thích Tồn (Thành viên HĐQT Ngân hàng SCB) 16 năm tù; Nguyễn Lâm Anh Vũ (Nguyên Phó Giám đốc Chi nhánh Bến Thành Ngân hàng SCB) 13 năm tù và Nguyễn Thị Thu Sương (Chủ tịch HĐQT ngân hàng SCB) 17 năm tù cùng về tội Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng.

Về trách nhiệm dân sự, tòa buộc bị cáo Trương Mỹ Lan bồi thường 677.000 tỷ đồng cho SCB; buộc bị cáo Lan phải chịu hơn 673 tỷ đồng án phí dân sự sơ thẩm.

Đối với số tiền 5,2 triệu USD mà bị cáo Đỗ Thị Nhàn nhận hối lộ từ Võ Tấn Hoàng Văn, dù đây là tiền rút ra từ SCB nhưng đây là tang vật của vụ án nên cần phải thu giữ để sung công quỹ của nhà nước.

Riêng đối với 1.122 mã tài sản đang được thế chấp tại SCB, trong đó có nhiều tài sản của Trương Mỹ Lan do người khác đứng tên, cần xác định tài sản nào của bị cáo Lan thì giữ lại để đảm bảo thi hành án.

Đối với số tiền các bị cáo khác tự nguyện nộp lại và số tiền thu giữ của các bị cáo, xét thấy đây là số tiền của bị cáo Trương Mỹ Lan nên cần phải tiếp tục tạm giữ để đảm bảo thi hành án.

Đối với tòa nhà 19 Nguyễn Huệ, HĐXX xét thấy đây là tài sản của bị cáo Trương Mỹ Lan nên tiếp tục để kê biên, thi hành án.

Tiếp tục kê biên biệt thự cổ ở 112 Võ Văn Tần để đảm bảo thi hành án.

Đối với số tiền 1.000 tỷ đồng mà Nguyễn Cao Trí nộp trả bị cáo Lan, bị cáo Lan đề nghị chuyển số tiền này cho bị cáo Trương Huệ Vân để khắc phục hậu quả vụ án. Xét thấy, cần phải chuyển số tiền này cho Ngân hàng SCB để khấu trừ vào thiệt hại do bị cáo Trương Mỹ Lan gây ra.

Nhiều bị cáo trong vụ án Vạn Thịnh Phát kháng cáo

TPHCM – Sau khi xét xử sơ thẩm vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) và các tổ chức có liên quan, đến nay (ngày 4.5) đã có 22/86 bị cáo có đơn kháng cáo, trong đó có vợ chồng Trương Mỹ Lan và cháu gái Trương Huệ Vân.

22 bị cáo kháng cáo gồm: Trương Mỹ Lan, Trương Khánh Hoàng, Bùi Anh Dũng, Võ Tấn Hoàng Văn, Đỗ Thị Nhàn, Nguyễn Thị Phi Loan, Chu Lập Cơ (chồng bị cáo Lan), Trần Thị Mỹ Dung, Lê Khánh Hiền, Lê Thanh Hà, Nguyễn Thị Phụng, Trương Huệ Vân (cháu ruột bị cáo Lan), Nguyễn Duy Phương, Phan Tấn Trung, Nguyễn Ngọc Tú, Mai Hồng Chín, Phạm Văn Phi, Nguyễn Cửu Tính, Nguyễn Tuấn Anh, Dương Tấn Trước, Đào Chí Kiên, Nguyễn Thanh Tùng.

Đa số bị cáo đều xin giảm nhẹ hình phạt, trừ bị cáo Trương Mỹ Lan kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm; bị cáo Nguyễn Thanh Tùng (nguyên Chủ tịch HĐQT Công ty CP Dầu khí Đông Phương) kháng cáo xin không chịu phần bồi thường liên quan đến Công ty CP Dầu khí Đông Phương.

Bị tuyên phạt 8 năm tù về tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”, bị cáo Nguyễn Cao Trí (54 tuổi, Cựu Chủ tịch HĐQT Công ty Văn Lang và Công ty Capella) cũng có đơn xin giảm nhẹ hình phạt.

Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) cũng có đơn kháng cáo. Công ty cổ phần Quốc Cường Gia Lai, Công ty cổ phần T&H Hạ Long và Công ty TNHH Âu Lạc Quảng Ninh kháng cáo về phần tiền phải trả cho Trương Mỹ Lan.

Trước đó, ngày 11.4, TAND TPHCM đã tuyên phạt bị cáo Trương Mỹ Lan mức án tử hình về tội “Tham ô tài sản”, 20 năm tù về tội “Đưa hối lộ”, 20 năm tù về tội “Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng”. Tổng hợp hình phạt là tử hình.

Chồng bị cáo Lan – Chu Lập Cơ (Cựu Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đầu tư Times Square) bị tuyên phạt 9 năm tù về tội “Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng”.

Trương Huệ Vân (cựu Tổng giám đốc Công ty CP Đầu tư Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) bị tuyên án 17 năm tù về 2 tội “Tham ô tài sản” và “Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng”.

Hội đồng xét xử cũng tuyên phạt 3 án chung thân đối với 3 cựu lãnh đạo cấp cao tại SCB: bị cáo Đinh Văn Thành, cựu Chủ tịch HĐQT (trốn truy nã, xét xử vắng mặt); bị cáo Bùi Anh Dũng, cựu Chủ tịch HĐQT; bị cáo Võ Tấn Hoàng Văn, cựu Tổng giám đốc.

Bị cáo Đỗ Thị Nhàn (cựu Cục trưởng Cục Thanh tra, giám sát Ngân hàng II, Ngân hàng Nhà nước) bị tuyên án chung thân về tội “Nhận hối lộ”.

2024.5.4, Vì sao gia đình bà Trương Mỹ Lan không xin lại được biệt thự cổ 110-112 đường Võ Văn Tần?
为什么张美兰女士的家人不能要回武文新街110-112号的古别墅呢?

Vì sao gia đình bà Trương Mỹ Lan không xin lại được biệt thự cổ 110-112 đường Võ Văn Tần?

Theo hội đồng xét xử, biệt thự cổ tại số 110-112 đường Võ Văn Tần (quận 3, TP.HCM) thuộc sở hữu Công ty Minerva và cổ đông của công ty này thực chất đều là con cháu của bà Trương Mỹ Lan.

Đến nay, Tòa án nhân dân TP.HCM đã tống đạt bản án hình sự sơ thẩm đến 86 bị cáo, đương sự, các cơ quan liên quan… trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB).

Theo đó, ngoài việc nhận định chi tiết về hành vi phạm tội và trách nhiệm hình sự của bà Trương Mỹ Lan (chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) và 85 bị cáo khác trong vụ án, hội đồng xét xử còn phán quyết về phần dân sự liên quan.

Công ty sở hữu biệt thự cổ đều là con cháu bà Trương Mỹ Lan

Trong đó, tại phiên tòa, bà Trương Mỹ Lan đề nghị hội đồng xét xử giải tỏa kê biên căn biệt thự cổ số 110-112 đường Võ Văn Tần (quận 3, TP.HCM).

Theo bà Lan, biệt thự cổ này thuộc sở hữu của Công ty Minerva nhưng thực ra do mẹ bà mua với giá 700 tỉ đồng. Bà Lan giải thích biệt thự cổ là di tích không thể mua bán nên đề nghị không kê biên, mà giao lại cho gia đình để bảo tồn.

Về đề nghị trên của bà Lan, án sơ thẩm nêu biệt thự cổ 110-112 đường Võ Văn Tần đang thuộc sở hữu của Công ty Minerva (chưa thu giữ được sổ đỏ), hiện bà Chu Duyệt Phấn (con gái bà Trương Mỹ Lan) có đơn đề nghị xem xét hủy bỏ biện pháp kê biên và cho rằng tiền mua do các cổ đông của Công ty Minerva góp.

Hội đồng xét xử xét thấy các cổ đông của Công ty Minerva thực chất đều là con cháu của bà Trương Mỹ Lan. Cụ thể, cổ đông của Công ty Minerva gồm: Công ty cổ phần Tập đoàn Horizon (do bà Chu Duyệt Phấn đại diện) chiếm 48% vốn điều lệ; Công ty TNHH Luminance (do ông Trương Lập Hưng là cháu Trương Mỹ Lan đại diện) chiếm 26% vốn điều lệ; Công ty TNHH Radiance (do vợ của Trương Lập Hưng đại diện) chiếm 26% vốn điều lệ.

Hội đồng xét xử xác định đây thực chất là tài sản của bà Trương Mỹ Lan, nên cần tiếp tục kê biên để đảm bảo nghĩa vụ bồi hoàn của bà Lan trong toàn bộ vụ án (tài sản này UBND TP.HCM chỉ cho trùng tu, không được thay đổi hiện trạng).

Tiếp tục kê biên hội sở Ngân hàng SCB

Đối với bất động sản là tòa nhà số 19-21-23-25 Nguyễn Huệ, phường Bến Nghé, quận 1, do Công ty cổ phần Tập đoàn Horizon (thuộc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) đứng tên sở hữu. Hiện SCB đã đặt cọc cho công ty này hơn 336 tỉ đồng (tiền thuê 3 năm) để thuê tòa nhà làm trụ sở làm việc trong thời hạn 10 năm kể từ tháng 7-2019.

Hội đồng xét xử cho rằng đây là tài sản của bà Trương Mỹ Lan, nên cần tiếp tục kê biên để đảm bảo nghĩa vụ bồi hoàn của bà Lan trong vụ án.

Về quan hệ liên quan đến hợp đồng thuê giữa SCB và Công ty Horizon là một quan hệ pháp luật khác, nên hội đồng xét xử đề nghị hai bên giải quyết theo quy định.

Trong trường hợp sau khi giải quyết xong quan hệ liên quan đến hợp đồng thuê thì phần tiền đặt cọc còn lại (nếu có) sẽ được thu hồi để đảm bảo nghĩa vụ của bà Trương Mỹ Lan trong toàn bộ vụ án.

Ưu tiên bồi thường cho bị hại mua trái phiếu
Đối với các tài sản, khoản tiền mà hội đồng xét xử xác định để khắc phục, đảm bảo nghĩa vụ cho bà Trương Mỹ Lan trong toàn bộ vụ án là bao gồm vụ án này và các vụ án của giai đoạn tiếp theo, nhưng ưu tiên thi hành án cho các bị hại liên quan đến hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong việc phát hành trái phiếu.

2024.4.29, “Nếu Bộ Công an đã xác định chúng tôi là nạn nhân bị lừa đảo thì khi xét xử giai đoạn 2, Nhà nước cần yêu cầu bà Lan và Tập đoàn Vạn Thịnh Phát phải có trách nhiệm bồi thường cho chúng tôi,” ông kiến nghị và cho rằng các nạn nhân cần phải được hoàn trả đầy đủ số tiền gốc lẫn lãi cùng với bồi thường ‘thiệt hại cả vật chất lẫn tinh thần’ khi họ lâm vào cảnh ‘sống dở chết dở gần 2 năm qua’.
“如果公安部认定我们是诈骗案的受害者,那么在第二阶段的审判中,国家应该要求兰女士和万盛发集团负责赔偿我们,”他提议道。受害人处于“半死不活”状态近两年,需全额退还本息,并赔偿“物质和精神损失”。
必须向他们付款的罪魁祸首是“SCB银行,而不是张美兰女士或万盛发集团”。
“当然是SCB。我们没有去Van Thinh Phat或An Dong汇款,我们把钱给了SCB银行,被SCB银行欺骗了,可以肯定的是,我们想从SCB银行拿回钱。”
“我们不知道兰女士是谁。现在SCB银行直接收到我们的钱,必须给我们付款。如果SCB无法支付,国家必须赔偿,因为国家创建了SCB银行。”
他还反对将受害者称为“投资者”或“债券持有人”,暗示“代表他们自己购买”。
“实际上我们不是投资者。我们从来没有去购买债券。我们只是去SCB银行存钱,故意落入陷阱。”Tranh 先生解释道。

Nạn nhân trái phiếu SCB: ‘Đừng để bà Lan chết, hãy để bà đền bù’

Các nạn nhân trái phiếu SCB đã đi đòi tiền ở các chi nhánh SCB ròng rã trong gần hai năm qua

Các nạn nhân bị lừa đảo trái phiếu ở ngân hàng SCB bày tỏ với VOA mong muốn sớm được trả lại tiền và bà Trương Mỹ Lan được sống để đền bù cho họ, đồng thời cũng lo ngại về khả năng không được đền bù sau khi phiên tòa xét xử bà Lan rút ruột SCB vừa diễn ra xong.

Tại phiên tòa này, bà Lan, chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, hôm 11/4 đã bị tuyên án tử hình – mức án tổng hợp cho ba tội là ‘Tham ô’, ‘Vi phạm quy định về hoạt động cho vay trong hoạt động của tổ chức tín dụng’ và ‘Đưa hối lộ’ và bị buộc phải đền bù 673.000 tỷ đồng cho SCB.

Tuy nhiên, đây mới là giai đoạn 1 trong vụ án xảy ra tại tập đoàn Vạn Thịnh Phát của bà Lan. Giai đoạn 2 sẽ xét xử bà Lan về tội ‘Lừa đảo chiếm đoạt tài sản’ do thông qua SCB phát hành trái phiếu rác để chiếm đoạt gần 30.000 tỷ đồng của hơn 42.000 nạn nhân khắp cả nước.

‘Mong bà Lan được sống’

Trao đổi với VOA, các nạn nhân trái phiếu của bà Lan đều nói họ mong bà Lan sẽ không bị tử hình để còn có thể đền tiền cho họ.

“Nếu như chúng tôi là nạn nhân của bà Lan, chúng tôi không mong muốn bà Lan phải chết gì cả. Chúng tôi muốn bà Lan sống để trả lại tiền cho chúng tôi,” ông Tăng Hữu Tranh, một người về hưu ở Quận Ba Đình, Hà Nội, nói với VOA.

Ông Tranh cho biết cách nay vài tuần, các nạn nhân trái phiếu SCB từ khắp các tỉnh thành đã kéo về Hà Nội và tập trung trước trụ sở Ngân hàng Nhà nước đòi bồi thường.

Theo tìm hiểu của VOA, từ khi bà Trương Mỹ Lan bị bắt hồi tháng 10 năm 2022, hàng ngàn nạn nhân trái phiếu đã xuống đường ròng rã để đòi quyền lợi. Họ đến các trụ sở và chi nhánh SCB để đòi tiền cũng như đến các cơ quan công quyền để thưa kiện SCB. Một số nạn nhân còn đến xem phiên tòa xét xử bà Lan vừa qua mặc dù chưa liên quan đến họ.

“Nếu Bộ Công an đã xác định chúng tôi là nạn nhân bị lừa đảo thì khi xét xử giai đoạn 2, Nhà nước cần yêu cầu bà Lan và Tập đoàn Vạn Thịnh Phát phải có trách nhiệm bồi thường cho chúng tôi,” ông kiến nghị và cho rằng các nạn nhân cần phải được hoàn trả đầy đủ số tiền gốc lẫn lãi cùng với bồi thường ‘thiệt hại cả vật chất lẫn tinh thần’ khi họ lâm vào cảnh ‘sống dở chết dở gần 2 năm qua’.

Ông Tranh có 5 hợp đồng mua trái phiếu do các công ty con của Vạn Thịnh Phát phát hành với tổng số tiền gần 6 tỷ đồng, theo lời ông, và đó là tiền mà ông đã làm lụng và tích cóp cả đời.

Một nạn nhân khác là anh Trần Gia An, sống tại Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh, vốn đã bị SCB chi nhánh Thủ Đức thuyết phục mua 800 triệu trái phiếu An Đông, cũng nói là ‘không nên tử hình bà Trương Mỹ Lan’.

“Tôi có theo dõi phiên tòa xét xử bà Lan thông qua báo chí. Mức án tử hình cho bà Lan là hợp lý với những gì bà ta đã gây ra. Tuy nhiên nên để bà ta sống sẽ có ích trong việc khắc phục hậu quả hơn,” anh An nói.

Khi được hỏi về hy vọng vào phiên tòa xử vụ trái phiếu sắp tới, anh An nói rằng anh và gia đình ‘không mong gì hơn là tòa án sẽ tuyên bố SCB trả lại tiền trái phiếu cho những nạn nhân bị bà Lan và ngân hàng cấu kết lừa gạt’.

‘Thủ phạm là SCB’

Cả hai nạn nhân này đều nói với VOA rằng thủ phạm phải trả tiền cho họ ‘là ngân hàng SCB chứ không phải bà Trương Mỹ Lan hay tập đoàn Vạn Thịnh Phát’.

“Dĩ nhiên là SCB. Chúng tôi không tới Vạn Thịnh Phát hay An Đông gửi tiền, chúng tôi đưa tiền cho SCB và bị SCB lừa gạt, điều chắc chắn là chúng tôi muốn nhận lại tiền từ SCB,” anh An trả lời câu hỏi của VOA là muốn ai đền tiền cho mình.

Hồi cuối năm 2022, SCB ra thông cáo nói rằng ngân hàng này “luôn sẵn sàng tiếp nhận các ý kiến” của khách hàng và bày tỏ mong muốn rằng họ “hợp tác” với SCB để “bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình theo đúng quy trình và quy định của pháp luật, góp gần đảm bảo an ninh và trật tự an toàn xã hội”.

Về phần mình, ông Tranh trả lời câu hỏi này như sau: “Chúng tôi không biết bà Lan là ai. Bây giờ ngân hàng SCB trực tiếp nhận tiền của chúng tôi thì phải trả tiền cho chúng tôi. Nếu mà SCB không trả được thì Nhà nước phải đứng ra bồi thường vì Nhà nước đẻ ra ngân hàng SCB.”

Ông cũng phản bác việc các nạn nhân bị gọi là ‘nhà đầu tư’ hay ‘trái chủ’ với hàm ý ‘tự mua tự chịu’.

“Thực ra chúng tôi không phải là nhà đầu tư. Chúng tôi không hề đi mua trái phiếu. Chúng tôi chỉ đi gửi tiết kiệm ở ngân hàng SCB và chúng tôi bị rơi vào cái bẫy có chủ đích,” ông Tranh giải thích.

Hồi cuối năm ngoái, Bộ Công an đã kêu gọi những ai đã mua trái phiếu ở SCB ra khai báo thiệt hại để có cơ sở đền bù sau này. Theo quan sát của VOA, khi đó chính quyền ghi nhận những người sở hữu trái phiếu là ‘bị hại’.

Tuy nhiên, theo lời kể của ông Tranh thì mẫu đơn mà ông được công an yêu cầu điền vào lại ghi ông là ‘nhà đầu tư trái phiếu trực tiếp đến Vạn Thịnh Phát’.

‘Nên ưu tiên nạn nhân trái phiếu trước’

Khi được hỏi có lo ngại bà Trương Mỹ Lan sẽ hết tiền đền bù cho các nạn nhân trái phiếu hay không khi mà bà đã bị Tòa yêu cầu đền 673.000 tỷ đồng cho SCB, ông Tranh nói: “Chúng tôi mong Nhà nước, đã là vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản, thì phải xác định người bị hại là người được trả tiền đầu tiên, trước hết.”

Theo lý giải của ông thì tổng thiệt hại của các nạn nhân trái phiếu, vào khoảng 1,2 tỷ đô la, là ‘không đáng kể so với số tài sản bất động và lưu động của bà Lan’. “Vấn đề là chính quyền có muốn giải quyết cho chúng tôi không thôi,” ông bày tỏ.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã bỏ ra tới 24 tỷ đô la cho SCB để cứu ngân hàng này khỏi sụp đổ sau khi bị bà Lan rút ruột, theo Reuters.

“Nói tóm lại phiên tòa vừa rồi mục đích Nhà nước là dùng SCB để thu hồi số tiền Nhà nước đã bỏ ra cho SCB. Chúng tôi yêu cầu SCB, ngân hàng đã chiếm đoạt tiền của chúng tôi, sau khi được Nhà nước thu hồi tiền thì phải trả lại tiền cho chúng tôi,” ông Tranh yêu cầu.

Còn anh Trần Gia An cũng mong ‘bà Lan trả tiền cho nạn nhân trái phiếu trước’và nói anh ‘khúc mắc không biết liệu tòa án có hợp nhất hai chuyện thành một hay không’. Nếu có thì ‘bà Lan đền cho SCB thì cũng chính là đền cho nạn nhân trái phiếu’, anh nói.

“Lo lắng là chuyện tất nhiên, nhưng tôi mong chờ chính phủ sẽ hỗ trợ nạn nhân trong lần này hơn là mong chờ bà Lan trả đủ tiền,” anh nói khi trả lời câu hỏi về khả năng đền bù của bà Lan.

“Sai phạm lần này một phần lớn cũng do sự kiểm soát không tốt của Nhà nước, đặc biệt là ở khâu thanh tra có tham nhũng,” anh nói thêm, ý nhắc đến việc các cán bộ thanh tra của Ngân hàng Nhà nước đã được bà Lan hối lộ để ém nhẹm những hành vi sai trái của SCB.

Trong bản án được tuyên hôm 11/4, Tòa tuyên bố khối tài sản khổng lồ của bà Lan sẽ tiếp tục bị kê biên không chỉ để khắc phục thiệt hại cho SCB mà còn đền bù cho các nạn nhân trái phiếu trong giai đoạn 2 theo hướng ‘ưu tiên cho các bị hại trong vụ trái phiếu’, theo tường thuật của tờ Pháp Luật.

Hy vọng vào phiên tòa

Tuy nhiên, ông Tăng Hữu Tranh nói khi theo dõi diễn biến các vụ án bà Trương Mỹ Lan, ông thấy hy vọng lấy lại được tiền là ‘mong manh’.

“Người ta đã cố tình chiếm đoạt tiền của chúng tôi. Họ làm có kịch bản, có sự bao che của quan chức, còn chúng tôi chỉ là dân đen thì có hy vọng gì nữa,” ông bày tỏ.

Cũng giống như anh An, ông Tranh nói ‘Nhà nước cũng có trách nhiệm’ trong vụ bà Trương Mỹ Lan lừa đảo người dân.

“Ngân hàng SCB đã được Ngân hàng Nhà nước cho hoạt động và đã được đánh giá là ngân hàng tốt. Nhà nước đã cho kiểm tra, giám sát đầy đủ thì làm sao chúng tôi không tin tưởng SCB được?” ông lập luận

Ông nói thêm rằng Nhà nước Việt Nam vốn được cho là ‘của dân, do dân, vì dân’ thì ‘phải có trách nhiệm bảo vệ quyền lợi cho người dân’ chứ ‘hàng ngàn người dân ai cũng muốn có cuộc sống an ổn, chả ai muốn phải xuống đường đòi quyền lợi, đòi tài sản của mình như thế’.

Ông bày tỏ lo ngại các nạn nhân nếu có được đền tiền thì hoặc là ‘chúng tôi không còn sống’, hoặc là ‘đồng tiền mất giá’, hoặc là ‘số tiền đến tay nạn nhân cũng bị trừ này trừ nọ theo các ưu tiên do luật định’. Ông cho biết một số nạn nhân đã qua đời trong hai năm qua mà vẫn chưa lấy lại được tiền.

Khi được hỏi về kịch bản các nạn nhân không được đền đồng nào, ông Tranh nói hơn 42.000 nạn nhân khắp cả nước sẽ ‘tức nước vỡ bờ’.

“Tại sao một Nhà nước vì dân mà để cho một ngân hàng trắng trợn lừa gạt tiền của hàng chục ngàn người dân như thế? Đã lừa mà không đền bù thì còn gì là công lý nữa,” ông bức xúc.

Anh Ngô Gia An thì tin rằng ‘không có lí do gì nạn nhân trái phiếu sẽ không lấy lại được tiền’.

“Tại vì nếu lần này hàng chục ngàn người mất tiền thì tôi không biết chắc sẽ xảy ra những bất ổn gì. Trước hết niềm tin vào hệ thống ngân hàng sẽ suy giảm mạnh và uy tín tài chính Việt Nam cũng sẽ bị ảnh hưởng,” anh lý giải.

“Nhà nước nên sớm trả tiền để ổn định lòng dân cũng như lấy lại uy tín cho SCB để SCB có thể hoạt động bình thường,” anh nói thêm.

2024.4.26, Bà Trương Mỹ Lan, cựu Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, đã quyết định kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm mà Tòa án Nhân dân TP.HCM tuyên trước đó. (4月26日,张美兰女士(68岁,万盛发集团董事局主席)在看守所对胡志明市人民法院此前宣布的全部一审判决提出上诉。张美兰女士在一份长达近3页的手写上诉书中,对4月11日公布的法院判决书的多项内容提出上诉。除了张美兰提出上诉外,目前还有其他50名被告也向胡志明市人民法院提出上诉。法院正在继续受理和收集本案被告的上诉。)

Bà Trương Mỹ Lan kháng cáo
26/4/2024

Trong đơn kháng cáo viết tay dài gần 3 trang, bà Trương Mỹ Lan kháng cáo nhiều nội dung của bản án tòa tuyên hôm 11/4.

Ngày 26/4, TAND TP HCM đã nhận được đơn kháng cáo của bà Trương Mỹ Lan (68 tuổi, Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát), song nội dung chưa được công bố. Ngoài ra, 50 bị cáo khác cũng có đơn xin giảm nhẹ hình phạt.

Hiện, tòa chưa công bố bản án sơ thẩm trên cổng thông tin điện tử của cơ quan này, các bị cáo và luật sư cũng chưa nhận được bản án dù theo luật định là trong 10 ngày.

Hôm 11/4, tòa tuyên phạt bà Trương Mỹ Lan 20 năm tù về tội Đưa hối lộ; 20 năm tù về tội Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng và tử hình về tội Tham ô tài sản. Tổng hợp hình phạt, bị cáo phải chấp hành án tử hình.

Tòa xác định thiệt hại của vụ án là 677.000 tỷ đồng tính đến ngày 17/10/2022 (khởi tố vụ án). Tuy nhiên, đến nay có một số khoản vay liên quan đến bà Lan và Vạn Thịnh Phát đã được tất toán, bị cáo Lan cũng nộp thêm một số tiền khắc phục hậu quả nên còn bồi thường gần 674.000 tỷ đồng.

Bản án sơ thẩm xác định, từ năm 2011, bà Lan thâu tóm 3 ngân hàng tư nhân để hợp nhất thành SCB. Lợi dụng chính sách của Nhà nước trong đề án tái cơ cấu SCB, bà Lan đã thâu tóm nhà băng như một công cụ tài chính để huy động vốn phục vụ kinh doanh cá nhân và Hệ sinh thái của Vạn Thịnh Phát.

Với việc sở hữu 91,5% cổ phần của SCB thông qua nhiều cá nhân, bà Lan đã chỉ đạo lãnh đạo chủ chốt tại SCB và Vạn Thịnh Phát lập các hồ sơ khống, rút tiền SCB. Để hợp thức hóa việc rút tiền và tránh bị phát hiện sai phạm, bà Lan yêu cầu cán bộ ở SCB chuyển tiền giải ngân vào các công ty “ma”, sau đó thực hiện rút tiền mặt hoặc chuyển lòng vòng nhằm cắt đứt dòng tiền. Việc đưa các tài sản đảm bảo có giá trị thấp rồi nâng khống để đảm bảo cho các khoản vay lớn chỉ là thủ đoạn nhằm chiếm tiền người dân gửi tại SCB.

Trong đó, từ năm 2012 đến 2017, bà Lan đã chỉ đạo lập hồ sơ khống cho 304 khách hàng, vay 368 khoản. Đến năm 2022, các khoản vay này còn dư nợ hơn 132.000 tỷ đồng cả gốc và lãi. Sau khi cấn trừ vào số tài sản đảm bảo các khoản vay này gây thiệt hại 64.600 tỷ đồng. Hành vi trong giai đoạn này của bà Lan là phạm tội Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng.

Từ tháng 2/2018 đến tháng 10/2022, bà Lan đã chỉ đạo lập khống 916 hồ sơ vay vốn của SCB 545.000 tỷ đồng, chiếm đoạt 304.000 tỷ; gây thiệt hại gần 130.000 tỷ đồng tiền lãi phát sinh. Do Bộ luật Hình sự 2015 có sự thay đổi về đường lối xử lý đối với các sai phạm xảy ra tại thời điểm trước và sau ngày 1/1/2018 (Bộ luật Hình sự 2015 có hiệu lực) nên hành vi này của bà Lan phạm tội Tham ô tài sản.

Trong suốt 10 năm thâu tóm SCB, bà Lan đã chỉ đạo đồng phạm giải ngân cho nhóm công ty trong Hệ sinh thái Vạn Thịnh Phát tổng cộng hơn 2.500 khoản vay. Đến tháng 10/2022, nhóm bà Lan và Vạn Thịnh Phát còn gần 1.300 khoản vay dư nợ 677.000 tỷ đồng gốc và lãi.

Ngoài ra, để che giấu thực trạng yếu kém của SCB, giúp nhà băng thoát khỏi diện kiểm soát đặc biệt, bà Lan đã chỉ đạo thuộc cấp mua chuộc đoàn cán bộ thanh tra. Trong đó, Võ Tấn Hoàng Văn (cựu tổng giám đốc SCB) đã 4 lần đưa cho bà Đỗ Thị Nhàn (cựu cục trưởng Thanh tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nước) số tiền 5,2 triệu USD; đưa tiền và quà cho các thành viên đoàn thanh tra để bưng bít sai phạm, tạo điều kiện cho SCB được tiếp tục tái cơ cấu. Hành vi này là phạm tội Đưa hối lộ.

Quá trình điều tra, xét xử bà Lan nhận trách nhiệm đối với các thiệt hại đã gây ra cho SCB. Tuy nhiên, bà cho rằng hành vi sai phạm của mình xuất phát từ nhận thức thiếu hiểu biết về Luật các tổ chức tín dụng, nên chỉ phạm tội Vi pham quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng chứ không Tham ô tài sản; không chỉ đạo Văn Đưa hối lộ.

Liên quan đến vụ án, bà Đỗ Thị Nhàn (cựu cục trưởng Thanh tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nước) bị TAND HCM tuyên án tù chung thân về tội Nhận hối lộ, số tiền 5,2 triệu USD. 3 cựu lãnh đạo của SCB gồm Đinh Văn Thành, Bùi Anh Dũng, cựu chủ tịch SCB và Võ Tấn Hoàng Văn, cựu tổng giám đốc SCB bị tuyên phạt mức án tù chung thân.

81 bị cáo khác bị tuyên phạt từ 3 năm tù treo đến 20 năm tù về loạt tội Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng; Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng; Tham ô tài sản; Thiếu trách nhiệm; Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ, Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

Bà Trương Mỹ Lan kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm

Ngày 26/4, từ trại tạm giam, bà Trương Mỹ Lan (68 tuổi, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) đã làm đơn kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm.

Trước đó, ngày 11/4, TAND TPHCM tuyên bà Trương Mỹ Lan mức án tử hình về các tội Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, Đưa hối lộ và Tham ô tài sản.

Những bị cáo còn lại trong vụ án bị tòa phạt mức án từ 3 năm tù treo tới tù chung thân về một trong các tội Tham ô tài sản, Nhận hối lộ, Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng…

Ngoài mức án trên, tòa buộc bị cáo Trương Mỹ Lan phải bồi hoàn cho SCB dư nợ của 1.243 khoản vay còn lại tính đến ngày 17/10/2022 (khởi tố vụ án) tương đương số tiền là 673.849 tỷ đồng.

Tòa quyết định tiếp tục kê biên, tạm giữ đối với các bất động sản, cổ phần, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sổ tiết kiệm, các tài sản khác của công ty thuộc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát đứng tên sở hữu hoặc giao cho các cá nhân đứng tên hộ, của các bị cáo, những người liên quan khác để đảm bảo thi hành án nghĩa vụ tương ứng.

Bên cạnh đó, tòa tuyên tiếp tục kê biên hàng loạt các tài sản có liên quan tới vụ án cũng như kiến nghị làm rõ nhiều nội dung khác.

Mặc dù bị cáo Trương Mỹ Lan không thừa nhận hành vi phạm tội, HĐXX có đủ cơ sở xác định bà Lan đã nắm giữ cổ phần hơn 91,5% của Ngân hàng SCB, nắm quyền chi phối gần như tuyệt đối tại SCB. HĐXX nhận định lời khai của bị cáo Lan và luật sư bào chữa cho rằng bà Lan chỉ nắm 15%, còn lại là của cổ đông nước ngoài và nhờ bạn bè đứng tên là không có căn cứ, không có cơ sở chấp nhận.

Theo HĐXX, các bị cáo bất chấp quy định của pháp luật, thậm chí giải ngân trước, hợp thức hóa hồ sơ sau. Bị cáo Trương Mỹ Lan trở thành người có quyền quyết định cao nhất tại SCB, đủ dấu hiệu về mặt chủ thể có chức vụ, quyền hạn của tội Tham ô tài sản.

HĐXX khẳng định lời bào chữa cho rằng bị cáo Lan không có vai trò gì tại SCB là không có căn cứ, không được tòa chấp nhận. HĐXX nhận định có đủ cơ sở xác định các bị cáo phạm vào các tội danh như cáo trạng truy tố.

Hậu quả do bị cáo Lan và đồng phạm gây ra là đặc biệt nghiêm trọng, gây thiệt hại đặc biệt lớn với SCB, đẩy nhà băng vào tình trạng mất thanh khoản, gây hoang mang cho khách hàng, người dân. Hành vi của 86 bị cáo mang tính có tổ chức, trong đó Trương Mỹ Lan là chủ mưu, cầm đầu, chỉ đạo hành vi phạm tội.

Từ trại tạm giam, Trương Mỹ Lan gửi đơn kháng cáo bản án sơ thẩm

Ngày 26/4, Trương Mỹ Lan (68 tuổi, cựu Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) đã làm đơn kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm vụ án xảy ra tại xảy ra tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn (SCB) và các công ty, đơn vị, tổ chức liên quan. Đơn kháng cáo đã được Toà án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh tiếp nhận.

Theo đơn kháng cáo, Trương Mỹ Lan cho biết bản thân có tham gia vào quá trình tái cơ cấu Ngân hàng SCB nhưng không chiếm đoạt tiền của ngân hàng này. Lan trình bày nhiều nguyên nhân khách quan trong việc tham gia tái cơ cấu Ngân hàng SCB dẫn đến có rủi ro, đồng thời đề nghị Toà cấp phúc thẩm xem xét lại các tội danh bị xét xử ở phiên tòa sơ thẩm…

Ngoài kháng cáo của Trương Mỹ Lan, nhiều bị cáo khác đã có đơn kháng cáo gửi cho Toà án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh. Toà án đang tiếp tục tiếp nhận và tập hợp kháng cáo của các bị cáo chung vụ án này.

Trước đó, vào chiều 11/4, Hội đồng Xét xử Toà án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã tuyên tử hình đối với bị cáo Trương Mỹ Lan về tội “Tham ô tài sản”, 20 năm tù về tội “Đưa hối lộ” và 20 năm tù về tội “Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng”. Tổng hợp hình phạt là tử hình đối với bị cáo Trương Mỹ Lan.

Hội đồng Xét xử nhận định, trong quá trình điều tra và tại phiên tòa, bị cáo Trương Mỹ Lan không tỏ ra ăn năn hối lỗi, không thừa nhận hành vi phạm tội đúng như cáo trạng truy tố. Bên cạnh đó, bị cáo phạm tội nhiều lần, hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, hành vi phạm tội tinh vi, chiếm đoạt và gây thiệt hại đặc biệt lớn cho Nhà nước, Ngân hàng SCB, Nhân dân… nên cần nghiêm trị với mức hình phạt nghiêm khắc. Từ đó, Hội đồng Xét xử tuyên áp dụng khung hình phạt nghiêm khắc nhất đối với bị cáo là tử hình.

Ngoài mức án trên, tòa buộc bị cáo Trương Mỹ Lan phải bồi hoàn cho Ngân hàng SCB dư nợ của 1.243 khoản vay còn lại tính đến ngày 17/10/2022 (ngày khởi tố vụ án) tương đương số tiền là 673.849 tỷ đồng. Tòa quyết định tiếp tục kê biên, tạm giữ đối với các bất động sản, cổ phần, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sổ tiết kiệm, các tài sản khác của công ty thuộc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát đứng tên sở hữu hoặc giao cho các cá nhân đứng tên hộ, của các bị cáo, những người liên quan khác để đảm bảo thi hành án nghĩa vụ tương ứng. Bên cạnh đó, tòa tuyên tiếp tục kê biên hàng loạt các tài sản có liên quan tới vụ án cũng như kiến nghị làm rõ nhiều nội dung khác.

Theo cáo trạng, bị cáo Trương Mỹ Lan sở hữu tới 91,5% cổ phần của Ngân hàng SCB và là cổ đông có “quyền lực” để thao túng toàn bộ hoạt động của SCB, phục vụ cho các mục đích của mình. Cụ thể, Lan đã sử dụng SCB như một công cụ tài chính, huy động vốn từ các tổ chức, cá nhân, rồi bằng nhiều phương thức, thủ đoạn, Lan cùng các đồng phạm thực hiện một chuỗi hành vi gồm: Tuyển chọn, bố trí nhân sự thân tín của mình vào các vị trí chủ chốt tại Ngân hàng SCB; thành lập một số đơn vị thuộc Ngân hàng SCB chuyên trách cho vay, giải ngân theo yêu cầu của Trương Mỹ Lan; câu kết với các cá nhân đứng đầu nhiều doanh nghiệp liên quan để thực hiện tội phạm; thông đồng với nhiều công ty thẩm định giá để nâng khống giá trị tài sản bảo đảm; tạo lập số lượng rất lớn hồ sơ vay vốn khống để rút tiền từ Ngân hàng SCB; lập phương án rút tiền, “cắt đứt” dòng tiền sau giải ngân; bán nợ xấu, bán các khoản cấp tín dụng trả chậm để giảm dư nợ tín dụng, giảm nợ xấu nhằm che giấu sai phạm; mua chuộc, tác động người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan Nhà nước làm trái công vụ.

Kết quả điều tra xác định, trong giai đoạn từ ngày 1/1/2012 đến ngày 7/10/2022, Trương Mỹ Lan đã chỉ đạo lập khống 2.527 hồ sơ cho vay để giải ngân từ Ngân hàng SCB tổng số tiền 1.066.608 tỷ đồng. Đến ngày 17/10/2022, nhóm bị cáo Lan còn 1.284 khoản vay với dư nợ 677.286 tỷ đồng (gồm 483.971 tỷ đồng nợ gốc và 193.315 tỷ đồng nợ lãi phí). Các khoản vay đều thuộc nợ nhóm 5, không có khả năng thu hồi; dư nợ gốc các khoản vay của Trương Mỹ Lan chiếm 93% tổng dư nợ gốc của 23.042 khoản vay còn dư nợ tại Ngân hàng SCB. Sau khi trừ giá trị tài sản đảm bảo, cáo trạng xác định bị cáo Trương Mỹ Lan Lan gây thiệt hại cho SCB khoảng 498.000 tỷ đồng.

Hành vi phạm tội của bị cáo Trương Mỹ Lan và đồng phạm là nguyên nhân căn bản, cốt yếu dẫn đến Ngân hàng SCB đã hoàn toàn mất thanh khoản, dư nợ tín dụng rất lớn không có khả năng thu hồi, vốn chủ sở hữu âm 443.769 tỷ đồng.

Liên quan vụ án, 85 bị cáo còn lại trong vụ án bị tuyên án phạt với mức án từ 3 năm tù treo tới tù chung thân về các tội “Tham ô tài sản”, “Nhận hối lộ”, “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”, “Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng”…

Bị cáo Chu Lập Cơ (cựu Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Đầu tư Times Square, chồng của Trương Mỹ Lan) bị tuyên phạt 9 năm tù về tội “Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng”. Bị cáo Trương Huệ Vân (cựu Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, cháu gái của Trương Mỹ Lan) bị tuyên phạt 17 năm tù về hai tội “Tham ô tài sản” và “Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng”.

Bị tuyên án tử hình, bà Trương Mỹ Lan kháng cáo từ trại tạm giam

Từ trại tạm giam, bà Trương Mỹ Lan đã viết đơn kháng cáo gửi cho tòa án. Trong kháng cáo, bà Lan đề nghị cấp phúc thẩm xem xét lại toàn bộ bản án…

Chiều nay (26/4), tin riêng của PV Tiền Phong cho biết, bà Trương Mỹ Lan (Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) đã có đơn kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm của TAND TPHCM.

Ngoài kháng cáo của bà Trương Mỹ Lan, hiện cũng có 50 bị cáo khác đã có đơn kháng cáo gửi cho tòa án. TAND TPHCM đang tiếp tục tiếp nhận và tập hợp kháng cáo của các bị cáo chung vụ. Tuy nhiên, Tòa án chưa thông tin gì thêm.

Trước đó, sau hơn 1 tháng xét xử, ngày 11/4, TAND TPHCM đã tuyên án sơ thẩm đối với bà Trương Mỹ Lan và 85 bị cáo khác, trong vụ sai phạm xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB) và các đơn vị liên quan.

HĐXX tuyên phạt tử hình bà Trương Mỹ Lan về tội “Tham ô tài sản”, 20 năm tù về tội “Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng và 20 năm tù về “Đưa hối lộ”. Tổng hợp hình phạt chung là tử hình.

Chung vụ án, HĐXX cũng phạt 4 án chung thân đối với 4 bị cáo đồng phạm. Chồng bà Lan là bị cáo Chu Lập Cơ (Chủ tịch HĐQT Công ty CP đầu tư Times Square, quốc tịch Hồng Kông) bị tuyên phạt 9 năm tù; bị cáo Trương Huệ Vân (Tổng giám đốc Công ty Tập đoàn quản lý bất động sản Windsor, cháu ruột bị cáo Lan) bị tuyên phạt 17 năm tù.

Các bị cáo còn lại bị tuyên từ 3 năm tù treo đến 20 năm tù. Trong số này có 17 bị cáo được tuyên án treo và trả tự do ngay tại tòa.

HĐXX sơ thẩm cũng tuyên buộc bà Trương Mỹ Lan bồi thường cho SCB hơn 673.800 tỷ đồng; nộp hơn 673 tỷ đồng án phí dân sự; kiến nghị Cơ quan CSĐT Bộ Công an xác minh làm rõ dòng tiền 108.878 tỷ đồng và hơn 14,7 triệu USD mà bị cáo Lan nhận từ SCB để có cơ sở thu hồi khắc phục hậu quả…

Bản án sơ thẩm xác định bà Trương Mỹ Lan và đồng có hành vi phạm tội là đặc biệt nghiêm trọng, gây thiệt hại đặc biệt lớn cho SCB, là nguyên nhân SCB rơi vào tình trạng mất thanh khoản, gây hoang mang trong người dân, xói mòn niềm tin của nhân dân.

Bị cáo Trương Mỹ Lan là chủ mưu, cầm đầu, chỉ đạo hành vi phạm tội. Bị cáo Lan đã phạm tội nhiều lần trong thời gian dài, với thủ đoạn tinh vi, phạm tội có tổ chức

Hành vi của bà Trương Mỹ Lan và các bị cáo gây ra thiệt hại cho SCB 677.000 tỷ đồng.

2024.4.23, Ai có trách nhiệm bồi thường thay nếu bị cáo bị tuyên án tử hình?
(Van Thinh Phat案中的Truong My Lan和其他案件中的多名被告被判处死刑后,许多人关心的是,谁将负责支付被告的民事赔偿责任?
在判处死刑时,犯罪人仍然是必须履行赔偿被害人义务的人,被执行人已执行死刑的,其民事义务将按照继承法的规定转移给继承人(如有遗产)。
Le Hong Van律师强调,对于必须执行死刑判决的人来说,刑事案件民事部分的执行很大程度上取决于该人是否有资产可供执行。)

Ai có trách nhiệm bồi thường thay nếu bị cáo bị tuyên án tử hình?

Sau khi Trương Mỹ Lan trong vụ Vạn Thịnh Phát và một số bị cáo ở vụ án khác bị tuyên án tử hình, điều nhiều người quan tâm là ai sẽ có trách nhiệm bồi thường thay phần dân sự của các bị cáo này?

Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015 quy định, người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.

Do đó, trong vụ án hình sự mà người phạm tội gây thiệt hại thì ngoài việc chịu trách nhiệm hình sự vẫn phải bồi thường dân sự nếu xâm phạm đến lợi ích hợp pháp của bị hại – luật sư Lê Hồng Vân – Đoàn Luật sư Hà Nội cho biết.

Khi người được thi hành án có đơn yêu cầu thi hành án, chấp hành viên phải ra các quyết định thi hành án và tống đạt lên trại giam cho người phải thi hành án. Chấp hành viên phải xác minh xem người phải thi hành án có tài sản như nhà, đất… để kê biên đảm bảo thi hành án.

Người phải thi hành án phải kê khai trung thực, cung cấp đầy đủ thông tin về tài sản, thu nhập, điều kiện thi hành án với cơ quan thi hành án dân sự và phải chịu trách nhiệm về việc kê khai của mình.

Trường hợp người phạm tội bị tuyên án tử hình nhưng không tự nguyện bồi thường, cũng không có thân nhân thực hiện thay thì người phải thi hành án có thời hạn 10 ngày (kể từ ngày nhận được quyết định thi hành án hoặc được thông báo hợp lệ quyết định thi hành án) để thi hành án theo khoản 1 Điều 45 Luật Thi hành án dân sự sửa đổi 2014.

Nếu trong vòng 10 ngày mà người phải thi hành án không tự nguyện thi hành án mà người phải thi hành án có tài sản thì chấp hành viên phải xác minh tài sản và quyết định cưỡng chế.

Cơ quan Thi hành án có thể áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành án được quy định tại Điều 71 Luật Thi hành án dân sự năm 2008 để thực hiện việc bồi thường dân sự gồm:

Khấu trừ tiền trong tài khoản; thu hồi, xử lý tiền, giấy tờ có giá của người phải thi hành án; Trừ vào thu nhập của người phải thi hành án; Kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án, kể cả tài sản đang do người thứ ba giữ; Khai thác tài sản của người phải thi hành án;

Buộc chuyển giao vật, chuyển giao quyền tài sản, giấy tờ; Buộc người phải thi hành án thực hiện hoặc không được thực hiện công việc nhất định.

Trường hợp người phải thi hành án chưa có điều kiện thi hành án thì ít nhất 6 tháng một lần, chấp hành viên phải xác minh điều kiện thi hành án…

Như vậy, khi bị kết án tử hình thì người phạm tội vẫn là người phải thực hiện nghĩa vụ bồi thường cho bị bị hại, người thân không có nghĩa vụ bồi thường thay cho người phạm tội trừ trường hợp tự nguyện, nếu người phạm tội không tự nguyện thi hành thì bị cưỡng chế theo quy định của pháp luật.

Trường hợp người phải thi hành án đã thi hành án tử hình thì phần nghĩa vụ dân sự của họ sẽ được chuyển giao cho người thừa kế (nếu có để lại di sản) theo quy định của pháp luật về thừa kế; nếu không để lại di sản thì cơ quan Thi hành án dân sự sẽ đình chỉ thi hành án.

Việc thi hành án phần dân sự trong vụ án hình sự đối với người phải thi hành án bị kết án tử hình phụ thuộc phần lớn vào việc người này có tài sản để thi hành hay không – luật sư Lê Hồng Vân nhấn mạnh.

2024.4.20, Van Thinh Phat集团的24家企业欠债52万亿越南盾
据财政部称,万盛发集团相关24家企业已发行企业债券,筹集资金约138.2万亿越南盾,其中本金偿还金额约85.7万亿越南盾。截至2023年底,Van Thinh Phat相关企业的未偿债券债务约为52.4万亿越南盾。

24 doanh nghiệp nhóm Vạn Thịnh Phát đang nợ 52.000 tỷ đồng trái phiếu

Số tiền chậm thanh toán lãi và gốc cho trái chủ của các doanh nghiệp thuộc hệ sinh thái Vạn Thịnh Phát đã lên tới 17.210 tỷ đồng.

Thông tin được Bộ Tài chính đưa ra trong báo cáo thị trường trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ năm 2023 và 2024 vừa gửi lấy ý kiến 7 bộ, ngành liên quan trước khi báo cáo lãnh đạo Chính phủ.

Theo Bộ Tài chính, 24 doanh nghiệp có liên quan tới Tập đoàn Vạn Thịnh Phát đã phát hành trái phiếu doanh nghiệp để huy động khoảng 138.200 tỷ đồng, trong đó giá trị đã thanh toán nợ gốc khoảng 85.700 tỷ đồng.

Dư nợ trái phiếu của các doanh nghiệp có liên quan tới Vạn Thịnh Phát thời điểm cuối năm 2023 ở mức xấp 52.400 tỷ đồng.

Top doanh nghiệp thuộc hệ sinh thái Vạn Thịnh Phát có dư nợ trái phiếu nhất là Tập đoàn An Đông (24.969 tỷ); CTCP Đầu tư Quang Thuận (7.500 tỷ đồng); CTCP Đầu tư và phát triển Sài Gòn (6.575 tỷ đồng);

CTCP Đầu tư Tân Thành Long An (5.000 tỷ đồng); Bông Sen (4.800 tỷ đồng); CTCP Dịch vụ, thương mại TP.HCM (2.000 tỷ đồng) và CTCP Sunny World nợ 1.612 tỷ đồng.

Trong nhóm các công ty này có nhiều doanh nghiệp đang chậm thanh toán lãi và gốc cho trái chủ, số nợ chậm thanh toán lên tới 17.210 tỷ đồng. Trong đó, riêng số tiền chậm thanh toán của An Đông là khoảng 16.430 tỷ đồng.

2024.4.20, “Truong My Lan的海上宝藏”是假新闻,谨防诈骗
别再“跟风出海寻宝”,小心掉进网络陷阱

Hiếu PC: ‘Kho báu ngoài khơi của Trương Mỹ Lan’ là tin giả, đề phòng bẫy lừa đảo

Các chuyên gia an ninh mạng cảnh báo người dùng mạng xã hội nên cẩn trọng với trend “đi tìm kho báu của Trương Mỹ Lan”.
Sau khi phiên tòa xét xử bị cáo Trương Mỹ Lan – Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và các đồng phạm khép lại, người dùng mạng xã hội rộ lên trào lưu “rủ nhau ra khơi truy tìm kho báu 673 nghìn tỷ của Trương Mỹ Lan”.

Thực tế, 673 nghìn tỷ đồng là số tiền Tòa án yêu cầu bị cáo Trương Mỹ Lan phải bồi thường thiệt hại chứ chẳng phải kho báu nào thuộc quyền sở hữu của người này.

Tuy nhiên, những ngày qua từ Facebook cho đến TikTok, các hình ảnh, dòng trạng thái liên quan đến “kho báu của Trương Mỹ Lan” xuất hiện dày đặc. Nhiều người vô tư rủ nhau hùa theo trend bất chấp hành động này ẩn chứa nhiều rủi ro, thậm chí vi phạm pháp luật.

Trả lời VTC News, ông Ngô Minh Hiếu (Hiếu PC) chuyên viên an ninh mạng và điều tra số tại Trung tâm Giám sát An toàn thông tin Việt Nam, cho biết trào lưu này thực chất là trò đùa vui của một bộ phận người dùng mạng xã hội. Tuy nhiên, nếu xét đến bối cảnh dẫn đến trào lưu thì chẳng có gì đáng để hùa theo.

“Trào lưu ‘đi tìm kho báu của Trương Mỹ Lan ở ngoài biển’ phủ sóng khắp mạng xã hội cho thấy người dân quan tâm đến vụ án liên quan Trương Mỹ Lan. Vụ án này liên quan đến vấn đề Tài chính – Ngân hàng và thể hiện sự quan tâm của người dân đối với đại án kinh tế do Trương Mỹ Lan và đồng phạm gây ra.

Thực tế những gì đang diễn ra trên Facebook và TikTok cho thấy trào lưu này chỉ gây cười. Tuy nhiên, vì vấn đề liên quan đến Trương Mỹ Lan có tác động lớn đến đời sống xã hội nên mọi người cũng cần phải cẩn trọng, không nên hùa theo.

Thực tế, thông tin “kho báu 673 nghìn tỷ ngoài biển của Trương Mỹ Lan” là tin giả, chúng ta không nên hùa theo mà lan truyền vì nó gây hoang mang cho xã hội”, ông Hiếu nói.

Cũng theo ông Ngô Minh Hiếu: “Trào lưu này mang đến sự tiêu cực, về lâu dài thì khiến nhiều người lầm tưởng rằng Trương Mỹ Lan thực sự có kho báu ngoài biển khơi. Thêm nữa, nó còn gây ảnh hưởng đến vụ án vì là tin giả”, ông Hiếu nói thêm.

Đối với vấn đề một số người nổi tiếng như nghệ sĩ, KOL có sức ảnh hưởng cũng thực hiện trào lưu, Hiếu PC cảnh báo rằng không nên làm theo.

“Người dùng mạng xã hội, kể cả người bình thường lẫn người nổi tiếng cần cẩn trọng đến thông tin chia sẻ trên mạng xã hội, phải kiểm tra xem thông tin đúng hay chưa. Nếu chia sẻ thông tin sai sự thật, gây ảnh hưởng đến người khác thì chính bản thân mình là người chịu thiệt hại”, ông Hiếu cảnh báo.

Về nguy cơ kẻ gian lợi dụng các trào lưu để thực hiện việc lừa đảo người dùng mạng xã hội, ông Hiếu đánh giá hiện nay chưa xuất hiện vụ lừa đảo nào có liên quan trào lưu “đi tìm kho báu của Trương Mỹ Lan”, tuy nhiên, người dùng mạng xã hội cũng cần thận trọng.

“Kẻ xấu sẽ lợi dụng các trào lưu để tạo trang web đầu tư, cá cược liên quan đến chủ đề đang thịnh hành trên mạng xã hội để thực hiện hành vi lừa đảo. Thêm nữa, một số người sẽ lập ra trang web chế nhạo, bôi nhọ để gây chia rẽ dư luận xã hội”, ông Hiếu khẳng định.

Còn ông Võ Đỗ Thắng, Giám đốc Trung tâm An ninh mạng Athena, đánh giá, hiện nay chưa ghi nhận vụ việc lừa đảo nào từ trào lưu “đi tìm kho báu Trương Mỹ Lan” nhưng đã xuất hiện tình trạng nhiều người lợi dụng trào lưu này để tăng lượt tương tác cho các Fanpage và trang web.

“Sau khi tăng tương tác, họ sẽ nhúng quảng cáo để tăng độ nhận diện thương hiệu và tăng doanh số online. Việc lợi dụng trend để tạo ra những hợp đồng kinh tế thì có, còn việc lừa đảo, hiện tại chưa ghi nhận trường hợp nào”, ông Thắng phân tích.

Tuy nhiên, ông Thắng cũng cảnh báo người dùng mạng xã hội nên cẩn trọng với các nguy cơ tồn tại trên không gian mạng. Vì hiện tại, có không ít hội nhóm lừa đảo lợi dụng các trào lưu để gửi đường link chứa mã độc. Khi thấy ai đó gửi đường link lạ cho mình, người dùng mạng xã hội không nên truy cập vào.

Theo ông Thắng, người dùng cũng có thể dùng các phần mềm diệt virus để kiểm tra trước xem những đường link lạ gửi đến mình có an toàn hay không. Nếu không may truy cập phải mã độc, người dùng có thể bị mất thông tin cá nhân, từ đó dẫn đến chuyện mất tiền trong tài khoản ngân hàng.

Chiều 11/4, TAND TP.HCM tuyên án Trương Mỹ Lan (Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) và 85 bị cáo khác trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) và các tổ chức có liên quan.

HĐXX tuyên phạt bị cáo Trương Mỹ Lan 20 năm tù về tội Đưa hối lộ, 20 năm tù về tội Vi phạm quy định về hoạt động của ngân hàng và tử hình về tội Tham ô tài sản. Tổng hình phạt chung là tử hình.

Số tiền mà bị cáo Trương Mỹ Lan phải khắc phục, bồi thường cho SCB là 673.849 tỷ đồng

Đừng ‘đu trend ra biển tìm kho báu’ nữa, coi chừng dính bẫy trên mạng

Trend này nhạt nhẽo chứ có gì hay đâu, nếu cứ cắm đầu cắm cổ lao theo có khi còn vi phạm pháp luật hoặc sập bẫy của kẻ xấu trên mạng xã hội.

Mấy hôm nay, mạng xã hội như điên cuồng với trào lưu “ra biển tìm kho báu” liên quan đến số tiền hơn 673 nghìn tỷ đồng mà bà Trương Mỹ Lan phải bồi hoàn theo quyết định của tòa. Để thể hiện mình không lạc hậu với xu thế, cư dân mạng đua nhau đăng bài với những hình ảnh, dòng trạng thái liên quan đến cụm từ khóa này.

Rất nhiều người ngơ ngác vì mặc dù theo dõi phiên tòa, họ không hiểu tại sao số tiền đó lại được gọi là kho báu và nó liên quan gì đến biển. Hóa ra nguồn gốc của trào lưu này cực kỳ “trời ơi đất hỡi”, bắt đầu từ một clip chế đăng trên Facebook, trong đó hình ảnh bị cáo Trương Mỹ Lan được lồng với lời thoại hư cấu liên quan đến chuyện “giấu tiền ngoài biển”.

Trò ăn theo này càng trở thành cao trào khi một tài khoản trên ứng dụng Threads đăng status với các tình tiết được phóng tác từ bộ truyện tranh nổi tiếng One Piece, trong đó tên hải tặc khét tiếng trước khi bị xử tử đã tiết lộ về kho báu vĩ đại nhất thế giới, khiến nhiều người kéo nhau ra biển để tìm. Bài đăng này khơi mào cho hàng loạt video chế khác về chủ đề “ra biển tìm kho báu 673 nghìn tỷ đồng”.

Mấy năm gần đây, mọi người đã quá quen với việc cư dân mạng bỗng nhiên “phát rồ” đua nhau đăng bài, ảnh, video ăn theo một từ khóa nào đó, tạo thành một trend ngắn ngày (thường chỉ diễn ra trong dăm ba ngày), nội dung vô cùng nhạt nhẽo, thậm chí xàm xí nhưng lại có hiệu ứng lan truyền cực mạnh do không ai muốn mình đứng ngoài trào lưu.

Tuy nhiên, khi con số 673 nghìn tỷ đồng liên quan đến vụ án Trương Mỹ Lan biến thành trend “ra biển đi tìm kho báu” mà nhà nhà, người người đua theo, tôi thấy kiểu đùa giỡn như vậy chẳng những nhảm nhí, vô bổ mà còn thực sự có vấn đề.

Ăn theo trào lưu một cách mù quáng, mọi người dễ mất đi sự tỉnh táo, có thể biến mình thành kẻ vi phạm pháp luật, tạo ra và lan truyền những thông tin sai sự thật. Những clip dùng công nghệ AI nhại tiếng bị cáo Trương Mỹ Lan để lồng lời thoại hư cấu với hình ảnh thật dễ gây nhầm tưởng đó là diễn biến thật tại phiên tòa. Rất nhiều người tưởng bị cáo này có tuyên bố trước tòa rằng đã giấu 673 nghìn tỷ đồng ngoài biển, rằng “thực tế” đó là tiền đề sinh ra trào lưu “ra biển tìm kho báu”. Nếu hậu quả của sự hiểu lầm đủ lớn, tác giả những clip chế này có nguy cơ bị phạt vì hành vi đưa thông tin sai sự thật trên không gian mạng.

Chưa kể, mải mê “đu trend”, người dùng mạng có thể click vào những game, những đường link giải trí liên quan đến cụm từ khóa đang “hot” do kẻ xấu lập nên nhằm “bẫy” những người thiếu tỉnh táo. Một khi bạn click vào hoặc đăng nhập để tham gia trò chơi, tội phạm mạng sẽ xâm nhập thiết bị điện tử của bạn và đánh cắp các thông tin cá nhân quan trọng. Ngoài chuyện mất hết tiền trong tài khoản, nạn nhân còn có thể bị kẻ xấu mạo danh thực hiện các hành vi phạm pháp.

Đừng quá tùy tiện hưởng ứng những trào lưu đùa giỡn trên mạng, chút cảm giác vui vẻ nhạt nhẽo, nông cạn và thoáng qua chẳng đủ bù cho những rắc rối, phiền toái có thể ập đến.

Đó là chưa kể trò đùa kiểu “ra khơi tìm kho báu” có hay ho gì đâu! Một tội phạm bị tuyên án tử hình vì gây thiệt hại quá lớn, 673 nghìn tỷ đồng là số tiền bà ta thiếu nợ xã hội, còn chưa thu hồi được, sao lại gọi là kho báu chứ. Cứ cười đùa một cách dễ dãi như vậy, trắng đen dễ đảo lộn, thị phi khó phân, nhìn chung chỉ có hại mà thôi.

2024.4.20, 制造“扬帆寻找张美兰673万亿宝藏”风潮的人该如何受到惩罚?
制作歪曲陪审团与张美兰女士出海寻宝风潮有关对话的视频的人,将受到行政处分,情节更严重的,可能会被追究刑事责任。

Người chế clip ‘bà Trương Mỹ Lan nói 673.000 tỉ đồng ở ngoài biển’ sẽ bị xử lý thế nào?

Người chế clip xuyên tạc đoạn hội thoại giữa HĐXX và bà Trương Mỹ Lan, liên quan đến trend ra khơi tìm kho báu nhẹ thì bị xử phạt hành chính, nghiêm trọng hơn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Liên quan đến sự việc những ngày qua trên các nền tảng mạng xã hội xuất hiện trend (xu hướng) “ra khơi tìm kho báu 673.000 tỉ đồng của bà Trương Mỹ Lan”, mới đây, luật sư bào chữa cho bà Trương Mỹ Lan đã có đơn đề nghị xử lý hành vi vi phạm Luật An ninh mạng đối với tổ chức, cá nhân liên quan.

Trong đơn, LS nêu rõ từ 5-3 đến 11-4, TAND TP.HCM đưa vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng SCB và các đơn vị liên quan ra xét xử sơ thẩm. Trong suốt quá trình giải quyết, tất cả các bị cáo và những người tham gia tố tụng khác đều có thái độ tôn trọng, hợp tác với HĐXX, VKS và các đơn vị nghiệp vụ.

Tuy nhiên sau phiên tòa sơ thẩm, xuất hiện đoạn clip lồng ghép, xuyên tạc hội thoại giữa chủ tọa phiên tòa và bà Trương Mỹ Lan. Đoạn clip đó đến nay đã tạo cơn sốt, thậm chí đã lan truyền, tạo trend tìm kiếm trên các nền tảng mạng xã hội.

Cũng theo đơn, dù là clip cắt ghép nhưng được thực hiện một cách công phu, bài bản; tạo dư luận xấu, làm giảm đi sự uy nghiêm của tòa án. Không những vậy, đoạn clip đã xúc phạm đến danh dự, uy tín, nhân phẩm của bà Lan. Và không có việc bà Trương Mỹ Lan nói 673.000 tỉ đồng ở ngoài biển. Vì đây là số tiền được HĐXX tính toán sau khi xét xử và nêu trong phần tuyên án.

Liên quan đến vấn đề trên, nhiều bạn đọc đặt câu hỏi: hành vi tung tin sai sự thật về bà Trương Mỹ Lan cất giữ kho báu ngoài biển sẽ phải đối diện với những trách nhiệm pháp lý nào?

Trao đổi với Pháp Luật TP.HCM, LS Trần Văn Giới, Đoàn LS TP.HCM cho biết hành vi trên trước hết đã vi phạm điều cấm của Luật An ninh mạng.

Cụ thể vi phạm điểm d khoản 1, Điều 8 (thông tin sai sự thật gây hoang mang trong nhân dân, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác); và điểm a, b, khoản 3, khoản 5 Điều 16 Luật An ninh mạng (thông tin bịa đặt, sai sự thật xâm phạm danh dự, uy tín, nhân phẩm hoặc gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác…).

Về chế tài xử lý hành vi thông tin bịa đặt, sai sự thật sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Nghị định 15/2020 (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 14/2022).

Theo đó, phạt tiền từ 10-20 triệu đồng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân.

Cạnh đó, hành vi tiết lộ thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì sẽ bị xử phạt từ 20-30 triệu đồng.

Ngoài bị phạt tiền tổ chức, cá nhân vi phạm còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc gỡ bỏ thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn hoặc thông tin vi phạm pháp luật.

Lưu ý mức phạt trên áp dụng đối với tổ chức vi phạm, trường hợp cá nhân vi phạm mức phạt sẽ bằng 1/2 mức phạt đối với tổ chức.

Ở mức độ nghiêm trọng hơn người có hành vi cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về các tội vu khống theo quy định tại Điều 156 BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017). Khung hình phạt thấp nhất là phạt tiền từ 10-50 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm.

Hoặc cũng có thể bị xử lý hình sự về tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, tổ chức, cá nhân theo quy định tại Điều 331 BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017). Khung hình phạt thấp nhất của tội này là phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

Trend ra khơi tìm kho báu của bà Trương Mỹ Lan

Trend ra khơi tìm kho báu 673.000 tỉ của bà Trương Mỹ Lan được cho là xuất hiện từ một clip trên mạng xã hội có nội dung lồng ghép, xuyên tạc hội thoại giữa chủ tọa phiên tòa và bà Trương Mỹ Lan.

Đoạn clip đó đến nay đã tạo cơn sốt, thậm chí đã lan truyền, tạo trend tìm kiếm trên các nền tảng mạng xã hội.

Nội dung đoạn hội thoại xuyên tạc lồng ghép vào khẩu hình của bà Trương Mỹ Lan có nội dung:

Chỗ bị cáo giấu tiền có ai biết chưa?
Dạ chưa ai biết.
Vậy bị cáo giấu ở đâu, khai thành khẩn cho Hội đồng xét xử biết để hưởng lượng khoan hồng.
Dạ đang ở ngoài biển ạ. Dạ đúng rồi sáu trăm mấy ngàn tỉ.

Người tạo trend “ra khơi tìm kho báu 673.000 tỷ của Trương Mỹ Lan” có thể bị xử phạt thế nào?

Theo Tiến sĩ Luật Đặng Văn Cường, tùy thuộc vào hành vi, mục đích và hậu quả xảy ra mà các clip, các sản phẩm công nghệ có thể bị gỡ bỏ, người thực hiện hành vi có thể bị xử lý theo quy định pháp luật.

Vụ án xảy ra với tập đoàn Vạn Thịnh Phát, trong đó có bị cáo Trương Mỹ Lan là vụ án hình sự đặc biệt nghiêm trọng, xét xử với nhiều bị cáo, về nhiều tội danh và dư luận xã hội rất quan tâm. Kết quả xét xử sơ thẩm tòa án tuyên mức án tử hình đối với bà Trương Mỹ Lan và kết án đối với các bị cáo khác trong vụ án này. Toàn bộ biến của phiên tòa được các cơ quan truyền thông đưa tin khá đầy đủ chi tiết ở trên các phương tiện thông tin đại chúng, trong đó có các trang báo, truyền hình và kể cả mạng xã hội…

Theo Tiến sĩ – Luật Sư Đặng Văn Cường, những người quan tâm đến vụ án này phần lớn đã nắm được thông tin diễn biến phiên tòa, các tình tiết được xét xử công khai và kết quả xét xử sơ thẩm. Nhưng sau đó, trên một số nền tảng mạng xã hội những ngày qua xuất hiện đoạn clip về diễn biến phiên tòa nhưng nội dung lại có sự lồng ghép, dàn dựng lời nói của bị cáo và chủ tọa phiên tòa có tính chất gây cười, hài hước… những người đã biết về thông tin vụ việc, đã theo dõi phiên tòa thì có thể họ sẽ thấy đây là một clip hài, có tính chất giải trí.

Tuy nhiên với những người không theo dõi diễn biến phiên tòa thì có thể họ tin phần nào nội dung là sự thật. Nội dung này cũng có thể gây ảnh hưởng đến tâm lý của gia đình bị cáo, ảnh hưởng đến nhận thức đánh giá của xã hội đối với thái độ khai báo của bị cáo, có thể gây bất lợi cho bị cáo ở giai đoạn xét xử phúc thẩm (nếu có).

Chính vì vậy, việc các luật sư bào chữa cho bị cáo lên tiếng để bảo vệ thân chủ mình trên không gian mạng là điều dễ hiểu. Việc luật sư gửi văn bản kiến nghị với cơ quan chức năng để làm rõ hành vi phát tán thông tin sai sự thật là chuyện dễ hiểu và hoàn toàn có thể xảy ra, không chỉ với vụ án này mà còn đối với các vụ án khác.

Nhận được văn bản kiến nghị của luật sư thì cơ quan chức năng cũng sẽ xem xét xác minh thông tin để làm rõ clip này, đánh giá hậu quả có thể gây ra đối với gia đình bị cáo và xã hội để xem xét xử lý theo quy định của pháp luật.

Theo quy định của luật an ninh mạng thì người sử dụng mạng viễn thông, mạng internet phải đưa các thông tin trung thực, đúng sự thật nên không gian mạng. Hành vi đưa thông tin sai sự thật mà gây ra hậu quả tác động tiêu cực đối với xã hội, xâm phạm đến lợi ích của cơ quan, tổ chức, cá nhân thì tùy vào tính chất mức độ hành vi vi phạm, tùy thuộc vào hậu quả xảy ra mà người thực hiện hành vi vi phạm sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Bởi vậy, cơ quan chức năng sẽ xác minh làm rõ clip này có đúng sự thật hay không, nếu là clip dàn dựng, cắt ghép chỉnh sửa, nội dung không đúng sự thật thì sẽ làm rõ ai là người tạo ra clip này và hành vi đưa thông tin này với dụng ý, mục đích gì, đồng thời sẽ đánh giá hậu quả đã gây ra đối với xã hội để xem xét xử lý theo quy định của pháp luật.

Trường hợp kết quả xác minh cho thấy clip là dàn dựng, không đúng sự thật nhưng mang tính chất tấu hài, người làm clip này chỉ mang tính chất giải trí mà không có dụng ý xấu, đánh giá hậu quả chưa tác động xấu đến xã hội thì cơ quan chức năng có thể nhắc nhở, yêu cầu gỡ bỏ clip chứ không áp dụng chế tài.

Còn trường hợp kết quả xác minh của cơ quan chức năng cho thấy clip là sai sự thật, người thực hiện hành vi làm ra, phát tán clip này nhằm xúc phạm danh dự nhân phẩm của người khác, làm ảnh hưởng đến uy tín của cơ quan tổ chức thì sẽ xem xét xử lý theo quy định của pháp luật.

Thực tế không phải là lần đầu tiên xuất hiện các clip hài về “Pháp đình” như thế này, trước đây trong các vụ án Chuyến bay giải cứu, Vụ án Việt Á và nhiều vụ án khác thì cũng đều xuất hiện những clip lan truyền trên mạng xã hội nhưng không có đơn thư khiếu nại, cũng chưa ảnh hưởng nghiêm trọng đến ai nên cơ quan chức năng cũng chưa xử lý.

Cùng với sự phát triển của công nghệ thì việc tạo ra các clip bằng trí tuệ nhân tạo, bằng công nghệ chỉnh sửa hiện nay là rất dễ dàng. Nhiều người làm các clip với các mục đích khác nhau, trong đó có nội dung có tính chất sáng tạo, mang tính chất nghệ thuật, giải trí, cũng có những nội dung có tính chất bịa đặt xuyên tạc với dụng ý xấu gây ảnh hưởng đến uy tín của nhà nước, của cơ quan tổ chức. Bởi vậy tùy thuộc vào hành vi, tùy thuộc vào mục đích và hậu quả xảy ra mà các clip, các sản phẩm công nghệ đó có thể bị gỡ bỏ, người thực hiện hành vi có thể bị xử lý theo quy định pháp luật.

2024.4.20, 张美兰的律师提议处理那个制造“出海寻宝”热潮的人
一审结束后,出现了一段片段,其中包含并歪曲了审判长与张美兰女士的对话。这段视频现在引起了热潮,甚至病毒式传播,在社交网络平台上掀起了一股搜索热潮。
据Thanh律师介绍,虽然是剪切粘贴的片段,但制作得非常细致、有条理;制造不良舆论,降低法院威严。不仅如此,该视频还侮辱了兰女士的荣誉、名誉和尊严。
该剪辑创作者的行为违反了《网络安全法》第八条第一项第d点以及第十六条第三项、第五项a、b点所规定的网络安全严禁行为。
为防止给人民和社会带来负面影响,张美兰的律师要求有关部门对相关行为进行核实、调查、澄清和严厉处理,以起到普遍威慑和预防作用。律师还希望广播和电子信息部要求发布该剪辑的个人和管理组织从他们的帐户、社交网络平台和网站上删除该剪辑。

Luật sư của bà Trương Mỹ Lan đề nghị xử lý người tạo trend “ra khơi tìm kho báu 673.000 tỉ”

Theo vị luật sư của bà Trương Mỹ Lan, việc tạo trend “ra khơi tìm kho báu 673.000 tỉ đồng” đã xúc phạm đến danh dự, uy tín, nhân phẩm của bà.

Sau khi tòa tuyên án sơ thẩm bà Trương Mỹ Lan và 85 bị cáo khác, trên mạng xã hội Facebook, Tiktok xuất hiện trend (xu hướng) “ra khơi truy tìm kho báu 673.000 tỉ đồng của bà Trương Mỹ Lan”.

Trend đi tìm kho báu 673.000 tỉ của bà Trương Mỹ Lan được cho là xuất hiện từ một nội dung trên mạng xã hội: “Khi được tòa hỏi giấu 673.000 tỉ đồng ở đâu?, bị cáo Trương Mỹ Lan trả lời: “Các ngươi muốn của cải của ta ư? Ta giấu ngoài biển khơi ấy, ngươi muốn thì ra đó mà tìm”.

Theo ghi nhận của PLO , sau khi có trend “ra khơi truy tìm kho báu 673.000 tỉ đồng của bà Trương Mỹ Lan”, hàng trăm tài khoản trên mạng xã hội đã đăng bài viết kèm hình ảnh, video đi tìm kho báu.

Luật sư Giang Hồng Thanh (LS bào chữa cho bà Trương Mỹ Lan) vừa có đơn đề nghị xử lý hành vi vi phạm Luật An ninh mạng gửi đến Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao – Bộ Công an; Cục phát thanh truyền hình, thông tin điện tử – Bộ TT&TT; TAND TP HCM, VKSND Tối cao và gửi Cơ quan CSĐT (C03) – Bộ Công an.

Trong đơn, LS Thanh nêu rõ, từ 5-3 đến 11-4, TAND TP.HCM đưa vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng SCB và các đơn vị liên quan ra xét xử sơ thẩm. Trong suốt quá trình giải quyết tất cả các bị cáo và những người tham gia tố tụng khác đều có thái độ tôn trọng, hợp tác với HĐXX, VKS và các đơn vị nghiệp vụ.

Tuy nhiên sau phiên tòa sơ thẩm, xuất hiện đoạn clip lồng ghép, xuyên tạc hội thoại giữa chủ tọa phiên tòa và bà Trương Mỹ Lan. Đoạn clip đó đến nay đã tạo cơn sốt, thậm chí đã lan truyền, tạo trend tìm kiếm trên các nền tảng mạng xã hội.

Theo LS Thanh, dù là clip cắt ghép nhưng được thực hiện một cách công phu, bài bản; tạo dư luận xấu, làm giảm đi sự uy nghiêm của tòa án. Không những vậy, đoạn clip đã xúc phạm đến danh dự, uy tín, nhân phẩm của bà Lan. Và không có việc bà Trương Mỹ Lan nói 673.000 tỉ đồng ở ngoài biển. Vì đây là số tiền được HĐXX tính toán sau khi xét xử và nêu trong phần tuyên án.

Để ngăn chặn những tác động xấu tiếp tục xảy ra cho người dân và xã hội, luật sư Giang Hồng Thanh đề nghị các cơ quan xác minh, điều tra làm rõ hành vi vi phạm, xử lý nghiêm người thực hiện hành vi để răn đe và phòng ngừa chung, tránh những trường hợp tương tự có thể xảy ra trong tương lai.

Bên cạnh đó, luật sư mong Cục phát thanh truyền hình, thông tin điện tử yêu cầu các cá nhân đã đăng tải clip và các tổ chức quản lý gỡ bỏ clip này khỏi tài khoản và các nền tảng mạng xã hội, website.

Trao đổi với PV VietNamNet, luật sư Giang Hồng Thanh khẳng định, không có việc bà Trương Mỹ Lan nói 673 ngàn tỷ đồng ở ngoài biển.

Trong suốt quá trình xét xử, tất cả các bị cáo và những người tham gia tố tụng khác đều có thái độ tôn trọng, hợp tác. Về số tiền hơn 673 ngàn tỷ, đây là con số được HĐXX tính toán và chỉ đưa ra trong phần tuyên án, nên không thể có chuyện trong phần xét hỏi đã nhắc đến số tiền này.

Theo Luật sư Giang Hồng Thanh, đoạn clip trên được tạo dựng, lồng ghép và thậm chí có thể được sử dụng công nghệ AI để sao cho hình ảnh chân thực, sống động nhất.

Nội dung đoạn hội thoại xuyên tạc lồng ghép vào khẩu hình của bà Trương Mỹ Lan có nội dung:

Chỗ bị cáo giấu tiền có ai biết chưa?
Dạ chưa ai biết.
Vậy bị cáo giấu ở đâu, khai thành khẩn cho Hội đồng xét xử biết để hưởng lượng khoan hồng.
Dạ đang ở ngoài biển ạ. Dạ đúng rồi sáu trăm mấy ngàn tỉ.

Luật sư trích dẫn điểm d Khoản 1 Điều 8 và điểm a, b Khoản 3, Khoản 5 Điều 16 Luật An ninh mạng để cho rằng hành vi của người tạo dựng clip đã vi phạm điều cấm của luật.

Vụ Vạn Thịnh Phát: Xúc phạm Trương Mỹ Lan, cá nhân bị đề nghị xử lý nghiêm khắc

Luật sư Giang Hồng Thanh bào chữa cho bà Trương Mỹ Lan, Chủ tịch Vạn Thịnh Phát vừa có đơn đề nghị xử lý hành vi vi phạm Luật An ninh mạng gửi đến Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao – Bộ Công an; Cục phát thanh truyền hình, thông tin điện tử – Bộ TT&TT; TAND TP HCM, VKSND Tối cao và gửi Cơ quan CSĐT (C03) – Bộ Công an.

Sau khi tòa tuyên án sơ thẩm bà Trương Mỹ Lan và 85 bị cáo khác, trên mạng xã hội Facebook, Tiktok xuất hiện trend (xu hướng) “ra khơi truy tìm kho báu 673.000 tỷ đồng của bà Trương Mỹ Lan”.

Trend đi tìm kho báu 673.000 tỷ của bà Trương Mỹ Lan được cho là xuất hiện từ một nội dung trên mạng xã hội: “Khi được tòa hỏi giấu 673.000 tỷ đồng ở đâu?, bị cáo Trương Mỹ Lan trả lời: “Các ngươi muốn của cải của ta ư? Ta giấu ngoài biển khơi ấy, ngươi muốn thì ra đó mà tìm”. Hàng trăm tài khoản trên mạng xã hội đã đăng bài viết kèm hình ảnh, video đi tìm kho báu.

Mới đây, Luật sư Giang Hồng Thanh (LS bào chữa cho bà Trương Mỹ Lan) vừa có đơn đề nghị xử lý hành vi vi phạm Luật An ninh mạng gửi đến Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao – Bộ Công an; Cục phát thanh truyền hình, thông tin điện tử – Bộ TT&TT; TAND TP HCM, VKSND Tối cao và gửi Cơ quan CSĐT (C03) – Bộ Công an.

Theo Báo Pháp luật TPHCM, trong đơn, LS Thanh nêu rõ, từ 5/3 – 11/4, TAND TP.HCM đưa vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng SCB và các đơn vị liên quan ra xét xử sơ thẩm. Trong suốt quá trình giải quyết tất cả các bị cáo và những người tham gia tố tụng khác đều có thái độ tôn trọng, hợp tác với HĐXX, VKS và các đơn vị nghiệp vụ.

Tuy nhiên sau phiên tòa sơ thẩm, xuất hiện đoạn clip lồng ghép, xuyên tạc hội thoại giữa chủ tọa phiên tòa và bà Trương Mỹ Lan. Đoạn clip đó đến nay đã tạo cơn sốt, thậm chí đã lan truyền, tạo trend tìm kiếm trên các nền tảng mạng xã hội.

Theo LS Thanh, dù là clip cắt ghép nhưng được thực hiện một cách công phu, bài bản; tạo dư luận xấu, làm giảm đi sự uy nghiêm của tòa án. Không những vậy, đoạn clip đã xúc phạm đến danh dự, uy tín, nhân phẩm của bà Lan và không có việc bà Trương Mỹ Lan nói 673.000 tỷ đồng ở ngoài biển. Đây là số tiền được HĐXX tính toán sau khi xét xử và nêu trong phần tuyên án.

Hành vi của người tạo dựng clip đã vi phạm các hành vi bị cấm nghiêm cấm về an ninh mạng theo điểm d Khoản 1 Điều 8 và điểm a, b Khoản 3, Khoản 5 Điều 16 Luật An ninh mạng.

Để ngăn chặn những tác động xấu cho người dân và xã hội, luật sư của Chủ tịch Vạn Thịnh Phát đề nghị các cơ quan xác minh, điều tra làm rõ và xử lý nghiêm người thực hiện hành vi để răn đe và phòng ngừa chung. LS cũng mong muốn Cục phát thanh truyền hình, thông tin điện tử yêu cầu các cá nhân đã đăng tải clip và các tổ chức quản lý gỡ bỏ clip này khỏi tài khoản và các nền tảng mạng xã hội, website.

2024.4.20, 4月20日上午,许多谷歌地图用户突然发现胡志明市的一系列地址已更名为“张美兰宝藏”。

Google Maps dẫn đường đến một loạt “kho báu Trương Mỹ Lan”?!

Ngày 20-4, người dùng mạng xã hội Facebook chia sẻ hình ảnh một loạt địa điểm được định danh trên ứng dụng chỉ đường do Google phát triển (Google Maps) có tên “kho báu Trương Mỹ Lan”

Những địa điểm này nằm rải rác ở nhiều tỉnh, thành như TP HCM, Bình Dương, Bến Tre… Theo tìm hiểu, không ít địa chỉ mang tên “kho báo (báu) Trương Mỹ Lan” trên bản đồ vốn là cơ sở kinh doanh như nhà hàng, quán ăn, cơ sở giặt sấy…

Điển hình, khi phóng viên tìm đến một địa điểm mang tên “kho báu Trương Mỹ Lan” tại phường Bình Trưng Tây, TP Thủ Đức, thì đây là một quán ăn.

Anh Mạnh Cường, kỹ sư công nghệ thông tin, cho biết Google Maps cho phép người dùng được thay đổi tên, vị trí hoặc các thông tin chi tiết khác của một địa điểm. Điều này đồng nghĩa các địa chỉ trên dễ dàng được người có tài khoản Google can thiệp theo ý muốn.

Cũng theo anh Cường, việc người dùng mạng xã hội lợi dụng sức nóng từ vụ án Trương Mỹ Lan nhằm “đu trend”, câu like, câu view, tạo chú ý là hành vi đáng lo ngại, dễ gây lầm tưởng về vụ án, khiến dư luận hoang mang.

Anh Cường đề nghị các đơn vị hữu trách, kể cả Google, cần rà sát, chấn chỉnh tình trạng này, tuân thủ nghiêm luật pháp.

Trước đó, luật sư Giang Hồng Thanh (Đoàn Luật sư TP Hà Nội – người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bà Trương Mỹ Lan tại phiên xét xử sơ thẩm của TAND TP HCM) có đơn gởi Cục An ninh mạng và Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao – Bộ Công an, Cục Phát thanh truyền hình – Thông tin điện tử, TAND TP HCM, VKSND Tối cao và Cơ quan CSĐT Bộ Công an, đề nghị xử lý hành vi vi phạm Luật An ninh mạng.

Theo luật sư Giang Hồng Thanh, sau phiên tòa sơ thẩm, xuất hiện đoạn clip lồng ghép, xuyên tạc hội thoại giữa chủ tọa phiên tòa và bà Trương Mỹ Lan. Đoạn clip này đã tạo cơn sốt, thậm chí đã trở thành trend (xu hướng), tạo viral (lan truyền), tìm kiếm trên các nền tảng mạng xã hội và website như Zalo, TikTok, Facebook, Google, Youtube…

“Kho báu Trương Mỹ Lan” bất ngờ xuất hiện hàng loạt trên Google Map

Sáng 20/4, nhiều người dùng Google Map bất ngờ phát hiện hàng loạt địa chỉ ở TPHCM đã bị đổi tên thành “kho báu Trương Mỹ Lan”.

Câu chuyện tìm kho báu của bà Trương Mỹ Lan được cho bắt đầu từ dòng status trên Facebook: Khi được tòa hỏi “Giấu 673.000 tỉ đồng ở đâu?”, bị cáo Trương Mỹ Lan trả lời: “Các ngươi muốn của cải của ta ư? Ta giấu ngoài biển khơi ấy, ngươi muốn thì ra đó mà tìm”.

Hàng loạt địa điểm trên Google Map được đổi tên theo trend “ra khơi tìm kho báu của bà Trương Mỹ Lan”

Sau đó hàng trăm tài khoản TikTok đã đăng tải, cắt ghép nội dung video, hình ảnh, lồng tiếng về nội dung “Đại hải trình, ra khơi tìm kho báu 670.000 tỉ đồng của bà Trương Mỹ Lan”.

Liên quan vụ việc này, vừa qua, luật sư của bà Trương Mỹ Lan đã đề nghị xử lý người tạo trend “ra khơi tìm kho báu”. Ông cho rằng không có việc bà Trương Mỹ Lan nói 673.000 tỉ đồng ở ngoài biển. Đoạn clip bịa đặt đã xúc phạm đến uy tín, danh dự, nhân phẩm của bà Trương Mỹ Lan.

Nhiều người dùng mạng xã hội cho rằng, trò đùa truy tìm kho báu đã đi quá giới hạn.

Hiện luật sư của bà Trương Mỹ Lan đã gửi đơn đến Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Bộ Công an); Cục phát thanh truyền hình, thông tin điện tử (Bộ TT&TT); TAND TPHCM, VKSND Tối cao (Vụ 3) và Cơ quan CSĐT (C03), Bộ Công an, đề nghị xử lý hành vi vi phạm Luật An ninh mạng của những người tạo ra hành vi trên.

2024.4.19, 副行长表示,当商业银行陷入困境时,政府和中央银行的职能必须有具体和及时的解决方案,以确保银行不会倒闭,从而对金融体系以及商业银行系统的安全造成普遍影响。因此,每个国家都必须有具体的解决方案。对于西贡商业股份银行(SCB)来说,从2022年10月起,当出现流动性失衡时,国家银行有职能,法律也规定了实施稳定银行措施的条款,确保系统安全。因此,SCB 受到特殊控制。国家银行正在研究机制方案,为SCB银行逐步稳定、恢复正常经营创造条件。

Sẽ hỗ trợ để Ngân hàng SCB từng bước phục hồi và hoạt động bình thường

Ngân hàng Nhà nước đang nghiên cứu giải pháp cơ chế, tạo điều kiện cho Ngân hàng SCB từng bước ổn định, phục hồi và hoạt động bình thường.

Đó là khẳng định của ông Đào Minh Tú, phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước, tại họp báo thông tin về hoạt động ngân hàng quý 1, do Ngân hàng Nhà nước tổ chức ngày 19-4.

Liên quan vụ xét xử Vạn Thịnh Phát và Trương Mỹ Lan, trong đó có những sai phạm của SCB, ông Tú cho biết quan điểm của Ngân hàng Nhà nước là tất cả các sai phạm do cá nhân gây ra. Các chính sách, quy định về cho vay, quản lý của Chính phủ, của ngành đã đầy đủ, rõ ràng.

“Những vi phạm là do một số cá nhân cố tình thực hiện sai các quy định của Nhà nước. Do đó họ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Các cơ quan chức năng đã và đang xử lý rất nghiêm minh các cá nhân có liên quan”, ông Tú nhấn mạnh.

Theo ông Tú, Ngân hàng SCB rơi vào tình trạng khó khăn, thậm chí có thể coi là khủng hoảng.

Với chức năng của Chính phủ, của ngân hàng trung ương các nước, khi có ngân hàng thương mại khó khăn, các nước đều phải có những giải pháp cụ thể, kịp thời để đảm bảo cho ngân hàng đó không đổ vỡ, gây hệ lụy chung cho hệ thống tài chính cũng như an toàn của các hệ thống ngân hàng thương mại.

Chính vì vậy, với Ngân hàng SCB, từ tháng 10-2022 đã xảy ra mất cân đối thanh khoản, Ngân hàng Nhà nước có chức năng và luật pháp cũng quy định những điều khoản phải thực hiện những biện pháp ổn định ngân hàng, đảm bảo an toàn hệ thống.

SCB không phải là ngân hàng đầu tiên, trước đó cũng có những ngân hàng yếu kém, có những ngân hàng phải đưa vào kiểm soát đặc biệt và mua bắt buộc.

Ngân hàng Nhà nước có những giải pháp phải can thiệp để đảm bảo sự ổn định cho ngân hàng, ổn định hệ thống và đảm bảo an ninh trật tự xã hội.

Chỉ có điều SCB là ngân hàng có quy mô, tổng tài sản lớn. Do đó đòi hỏi giải pháp xử lý cũng phải đủ lớn để thực hiện.

“Chúng tôi tiếp tục xây dựng lộ trình tái cơ cấu từng bước Ngân hàng SCB. Nghiên cứu khẩn trương, tích cực tìm ra giải pháp cơ chế, tạo điều kiện cho SCB từng bước ổn định, phục hồi và hoạt động bình thường”, ông Tú khẳng định.

Trong các biện pháp ổn định SCB, có những khoản cho vay của Ngân hàng Nhà nước đối với ngân hàng thương mại yếu kém. Việc cho vay cung ứng tiền, dù ít hay nhiều đều có công cụ điều hòa lượng tiền đưa ra thông qua việc cho vay Ngân hàng SCB.

Còn đối với ba ngân hàng mua bắt buộc (Dầu khí Toàn cầu, Đại Dương và Xây dựng), Ngân hàng Nhà nước đã hoàn thiện việc định giá để đưa vào đề án tái cơ cấu trong thời gian tới.

Phó Thống đốc nói về việc cơ cấu lại SCB sau vụ Vạn Thịnh Phát

Liên quan đến vụ xét xử vụ Vạn Thịnh Phát và Trương Mỹ Lan, trong đó có những sai phạm của SCB, tại cuộc họp báo về kết quả hoạt động ngân hàng quý I/2024, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Đào Minh Tú nhấn mạnh: Quan điểm của NHNN là tất cả những sai phạm do cá nhân gây ra.

Theo Phó Thống đốc, chức năng của chính phủ, của ngân hàng trung ương các nước khi các ngân hàng thương mại khó khăn đều phải có những giải pháp cụ thể, kịp thời để đảm bảo cho ngân hàng đó không đổ vỡ, gây hệ lụy chung cho hệ thống tài chính cũng như an toàn của các hệ thống ngân hàng thương mại. Chính vì thế, quốc gia nào cũng phải có những giải pháp cụ thể.

Đối với Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB), từ tháng 10/2022 xảy ra mất cân đối thanh khoản, NHNN có chức năng và luật pháp cũng quy định những điều khoản phải thực hiện những biện pháp ổn định ngân hàng, đảm bảo an toàn hệ thống. Theo đó, SCB được đặt vào diện kiểm soát đặc biệt.

Thực tế, SCB cũng không phải là ngân hàng đầu tiên, trong quá khứ đã có những ngân hàng yếu kém, có những ngân hàng phải đưa vào kiểm soát đặc biệt và mua bắt buộc. Chỉ có điều, theo Phó Thống đốc Đào Minh Tú, SCB là một trong những ngân hàng có quy mô, tổng tài sản lớn, do đó đòi hỏi giải pháp xử lý cũng phải đủ lớn để thực hiện.

“Chúng tôi tiếp tục xây dựng lộ trình tái cơ cấu ngân hàng này từng bước. Nghiên cứu khẩn trương, tích cực tìm ra giải pháp cơ chế, tạo điều kiện cho SCB từng bước ổn định, phục hồi và hoạt động bình thường”, ông Tú khẳng định.

Riêng 3 ngân hàng mua bắt buộc, NHNN đã hoàn thiện khâu thủ tục đó là định giá để đưa vào đề án tái cơ cấu trong thời gian tới.

Trong các biện pháp ổn định SCB, có những khoản cho vay của NHNN đối với ngân hàng thương mại yếu kém. Việc cho vay cung ứng tiền, dù ít hay nhiều đều có công cụ điều hòa lượng tiền đưa ra thông qua việc cho vay ngân hàng SCB.

Trước đó, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng cho hay, cơ quan này đang tìm kiếm nhà đầu tư tham gia cơ cấu lại SCB để trình Chính phủ xem xét, quyết định chủ trương cơ cấu lại SCB.

Theo Bộ Công an, từ năm 2018 – 2020, các bị can có liên quan tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Công ty cổ phần Tập đoàn đầu tư An Đông và một số công ty liên quan đã tạo lập 25 gói trái phiếu trị giá hơn 30.000 tỉ đồng để bán cho 42.000 người mua, huy động tiền và chiếm đoạt.

Trong quá trình này, Công ty chứng khoán Tân Việt là nhà phát hành, lưu ký trái phiếu; SCB là bên môi giới bán trái phiếu cho người dân. Vào cuối tháng 10/2022, sau khi vụ Vạn Thịnh Phát được cơ quan công an khởi tố điều tra, người dân đã đến rút tiền hàng loạt tại SCB, NHNN đã quyết định áp dụng biện pháp kiểm soát đặc biệt đối với SCB.

NHNN cho biết, tính tới ngày 29/3, tín dụng tăng 1,34%.

Để hỗ trợ các ngân hàng và doanh nghiệp, NHNN cho phép các ngân hàng thương mại kéo dài chính sách cơ cấu, giữ nguyên nhóm nợ với doanh nghiệp khó khăn thêm 6 tháng, tức tới hết năm nay theo Thông tư 02/2022/TT-NHNN về cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ.

Về lãi suất, NHNN cho hay, theo báo cáo lãi suất của các ngân hàng thương mại, đến ngày 31/3/2024, lãi suất tiền gửi bình quân của các giao dịch phát sinh mới ở mức 3,02%/năm, giảm 0,5% so với cuối năm 2023 và lãi suất cho vay bình quân của các giao dịch phát sinh mới ở mức 6,5%/năm, giảm 0,6%/năm.

Thời gian tới, NHNN sẽ tiếp tục điều hành lãi suất phù hợp với diễn biến thị trường, kinh tế vĩ mô, lạm phát và mục tiêu chính sách tiền tệ; điều hành tỷ giá linh hoạt nhằm ổn định thị trường ngoại tệ góp phần ổn định kinh tế vĩ mô; chủ động điều hành tăng trưởng tín dụng nhằm góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế và đảm bảo an toàn hệ thống…

Ngân Hàng Nhà Nước thừa nhận chuyện bơm tiền giải cứu ngân hàng SCB của Trương Mỹ Lan

HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Hai ngày sau khi hãng Reuters tiết lộ chính phủ Việt Nam thực hiện cuộc giải cứu $24 tỷ “chưa có tiền lệ” cho ngân hàng SCB, giới chức Ngân Hàng Nhà Nước thừa nhận có chuyện này nhưng không xác nhận số tiền nêu trên.

Theo báo Tuổi Trẻ, tại cuộc họp báo diễn ra hôm 19 Tháng Tư, ông Đào Minh Tú, phó thống đốc Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam, cho hay cơ quan này có những giải pháp can thiệp vào nhà băng SCB để “bảo đảm sự ổn định cho ngân hàng, ổn định hệ thống và bảo đảm an ninh trật tự xã hội.”

“SCB là ngân hàng có quy mô, tổng tài sản lớn. Do đó đòi hỏi giải pháp xử lý cũng phải đủ lớn để thực hiện,” ông Tú nói.

“Chúng tôi tiếp tục xây dựng lộ trình tái cơ cấu từng bước ngân hàng SCB. Nghiên cứu khẩn trương, tích cực tìm ra giải pháp cơ chế, tạo điều kiện cho SCB từng bước ổn định, phục hồi và hoạt động bình thường,” ông Tú nhấn mạnh.

Theo ông này, việc Ngân Hàng Nhà Nước “cho vay cung ứng tiền,” dù ít hay nhiều đều có “công cụ điều hòa lượng tiền đưa ra.”

Tuy vậy, ông Đào Minh Tú không đả động gì đến bình luận của Reuters cho rằng chính phủ Việt Nam trong tình thế nếu không bơm tiền cho vay, SCB “sẽ sụp đổ,” nhưng nếu cứ bơm tiền thế này, kho bạc nhà nước “sẽ dần cạn kiệt.”

Trước đó, bản tin hôm 17 Tháng Tư của hãng tin nêu trên tiết lộ rằng khối lượng tiền mặt khổng lồ được Ngân Hàng Nhà Nước bơm vào SCB cho thấy quy mô thiệt hại tiềm ẩn đối với hệ thống tài chính Việt Nam.

Theo tuyên bố của Ngân Hàng Nhà Nước, dự trữ ngoại hối đạt khoảng $100 tỷ vào hồi cuối năm ngoái. Tuy vậy, tính đến đầu Tháng Tư, cơ quan này đã phải bơm $24 tỷ “khoản vay đặc biệt” vào SCB.

Theo các tài liệu mà Reuters thu thập được, tốc độ bơm tiền vào SCB hiện đã “chậm lại một chút” nhưng đạt bình quân hơn $900 triệu mỗi tháng trong vòng năm tháng qua.

Đáng lưu ý, khoản bơm tiền mặt vào SCB được ghi nhận lên tới 5.6% sản lượng kinh tế hằng năm và tương đương 1/4 dự trữ ngoại hối của Việt Nam.

Ngân Hàng Nhà Nước đưa SCB vào diện giám sát đặc biệt để ngăn chặn tình trạng tháo chạy khỏi ngân hàng sau vụ bắt giữ bà Trương Mỹ Lan hồi Tháng Mười, 2022.

SCB được ghi nhận sử dụng số tiền được bơm vào để chi trả cho việc rút tiền mặt, theo một báo cáo mà nhà băng này gửi Ngân Hàng Nhà Nước hồi Tháng Mười Một năm ngoái.

Sau khi bị Ngân Hàng Nhà Nước kiểm soát, lượng tiền gửi tiết kiệm tại SCB đã giảm 80% xuống còn khoảng $6 tỷ, tính đến Tháng Mười Hai cùng năm.

Dự báo với tốc độ hiện tại, SCB có thể hết sạch lượng tiền gửi của khách hàng vào giữa năm nay trong lúc nợ xấu đã tăng lên 97% dư nợ tín dụng của nhà băng này.

Theo phán quyết của Tòa Án ở Sài Gòn mới đây, ngân hàng SCB thuộc sở hữu của bà Trương Mỹ Lan, chủ tịch tập đoàn Vạn Thịnh Phát, và do bà này nắm quyền kiểm soát, chi phối toàn bộ hoạt động tín dụng.

2024.4.16, SCB银行案(Van Thinh Phat,万盛发集团)和新黄明(Tan Hoang Minh)案的审理导致投诉和谴责增多
3月份,公民投诉、谴责、请愿和举报有所增加,原因有很多,其中包括与SCB银行和Tan Hoang Minh案件有关的案件。
根据政府监察局和公安部的报告,3月份,群众投诉、控告、请愿、举报数量呈增加趋势。与2月份相比,增加62人、62起事件,但减少3大群。大型团体数量有所减少,但仍有许多团体前往河内和胡志明市的中央机构投诉,导致安全和秩序复杂化。

Khiếu nại, tố cáo tăng do xét xử vụ Ngân hàng SCB, Tân Hoàng Minh

Trong tháng 3, công dân khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh tăng có nhiều nguyên nhân, trong đó có liên quan tới vụ việc Ngân hàng SCB, Tân Hoàng Minh.

Sáng 16/4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về công tác dân nguyện của Quốc hội trong tháng 3.

Trưởng Ban Dân nguyện Dương Thanh Bình cho biết, theo báo cáo của Thanh tra Chính phủ và Bộ Công an, trong tháng 3, tình hình người dân khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh có chiều hướng tăng.

Tại trụ sở tiếp công dân Trung ương ở Hà Nội và TP.HCM, các cơ quan chức năng đã tiếp 246 lượt với 475 người dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh về 246 vụ việc và có 3 đoàn khiếu kiện đông người. So với tháng 2, tăng 62 lượt người dân và 62 vụ việc nhưng lại giảm 3 lượt đoàn đông người. Số lượt đoàn đông người giảm, nhưng vẫn còn tình trạng nhiều đoàn di chuyển đến các cơ quan trung ương ở Hà Nội và TP.HCM để khiếu kiện, gây phức tạp về an ninh trật tự.

Có 5 vụ việc khiếu nại, tố cáo đông người cần được các cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết dứt điểm trong thời gian tới.

Báo cáo tổng hợp từ các địa phương cho biết, trong tháng 3, các vụ việc liên quan đến lĩnh vực đất đai, nhất là tình trạng chậm tiến độ của các dự án đầu tư, xây dựng khu du lịch sinh thái, khu dân cư; vi phạm trong lĩnh vực môi trường, xây dựng, giao thông, đô thị, lao động – việc làm… vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp.

Trưởng Ban Dân nguyện cho biết trong các vụ việc này, nổi lên 15 vụ việc khiếu kiện có dấu hiệu phức tạp về an ninh, trật tự.

Phó Trưởng Ban Tiếp công dân Trung ương Trần Quốc Dũng báo cáo thêm, trong tháng 3 tình hình người dân khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh tăng so với tháng 2 có nhiều nguyên nhân, trong đó có liên quan vụ ngân hàng SCB (Vạn Thịnh Phát), Tân Hoàng Minh.

Ông Dũng cho biết: “Vụ Ngân hàng SCB, Tân Hoàng Minh đưa ra xét xử nên người dân có chiều hướng khiếu nại, tố cáo tăng hơn”.

Còn số đoàn đông người giảm, theo Phó Trưởng Ban Tiếp công dân Trung ương là do có sự chuẩn bị, phối hợp tốt của các cơ quan chức năng với địa phương.

Thời gian qua, Thanh tra Chính phủ và Ban Tiếp công dân Trung ương thường xuyên nhận được sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan tại trụ sở tiếp công dân trung ương, đặc biệt, Bộ Công an, Hà Nội, Ban Dân nguyện. Từ đó, góp phần làm tốt công tác tiếp công dân, bảo đảm an ninh trật tự.

Thời gian tới, Ban Tiếp công dân Trung ương, Thanh tra Chính phủ sẽ tiếp tục tăng cường công tác phối hợp giữa các cơ quan tham gia tiếp công dân để đảm bảo việc tiếp công dân, xử lý đơn thư diễn ra đúng quy định.

Nêu ý kiến kết luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương lưu ý về tình hình công dân khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh có chiều hướng tăng. Ông cho biết, các thành viên của Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhất trí với báo cáo của Ban Dân nguyện và phát biểu của các cơ quan tại phiên họp về công tác dân nguyện tháng 3.

Trên cơ sở tình hình công tác dân nguyện, trong báo cáo cũng đề xuất với Ủy ban Thường vụ Quốc hội kiến nghị một số nội dung thuộc trách nhiệm của các cơ quan Quốc hội, chủ yếu là những kiến nghị với Chính phủ trong chỉ đạo các bộ, ngành giải quyết những lo lắng, bức xúc của người dân xung quanh điều kiện sản xuất kinh doanh, tình trạng nắng nóng, hạn mặn, sụt lở đất…

Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị Ban Dân nguyện hoàn chỉnh báo cáo và ra thông báo kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội để gửi cho các cơ quan chức năng theo quy định.


评论

发表回复

您的电子邮箱地址不会被公开。 必填项已用 * 标注